Bí tiểu

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

BÍ TIỂU

1.Nhắc lại những triệu chứng cần hỏi trong khám bệnh nhân bí tiểu:

Tiểu rắt ( tiểu nhiều lần ) : số lần đi tiểu tăng về ban đêm & ban ngày .( Cần hỏi : có tiểu đêm nhiều hay không , để làm rõ số lần đi tiểu tăng )

Tiểu buốt : đau buốt dọc niệu đạo

Tiểu khó : đi tiểu chờ lâu , rặn nhiều , tia nước tiểu yếu , rớt từng giọt . nhiều đợt ngắt quãng

Tiểu tắc giữa dòng : ban đầu tiểu được , nhưng sau đó cảm giác có 1 vật tới lấp cổ bàng quang làm tắc đột ngột tia nước tiểu . Bệnh nhân đau buốt dọc niệu đạo ,phải rặn nhiều hoặc thay đổi tư thế để tiếp tục tiểu. Triệu chứng này đặc hiệu cho sỏi bàng quang.

Những triệu chứng cần hỏi thêm trong khám bệnh nhân bí tiểu

Tiền sử có tiểu khó chưa, nếu có thì có nhập viện và được thủ thuật / phẫu thuật gì ở đường tiết niệu chưa ?

Lượng nước tiểu thu được lúc đặt sonde là bao nhiêu?

Nếu đặt sonde chỉ ra được 200 ml : thì không phải là bí tiểu

Nếu đặt sonde ra được > 500 ml : bí tiểu (+ )

Lượng nước tiểu rút ra ít trong bí tiểu có ý nghĩa tiên lượng tốt , bàng quang zãn ít , vẫn còn tốt ; Lượng nước tiểu càng nhiều thì có nghĩa bàng quang càng zãn , sau điều trị khả năng hồi phục kém.

Lưu ý khi đặt sonde rút nước tiểu trong bí tiểu , cần rút nước từ từ , từng đợt , nếu không sẽ làm bàng quang xẹp đột ngột , gây chảy máu bàng quang.

Phân biệt bí tiểu cấp và mạn

bi tieu

Nguyên nhân của bí tiểu cấp

Tắt nghẽn

Rối loạn chức năng bàng quang cơ thắt

nguyen nhan

Bệnh lý thần kinh : chèn ép tủy , bại liệt , u tủy , gai đôi cột sống , bệnh lý thần kinh do đái tháo đường

Do phản xạ: sau phẫu thuật , họi chứng bụng cấp , sau sinh ect

Dùng thuốc : kháng cholin , các loại an thần kinh

Các nguyên nhân bí tiểu được liệt kê trên lâm sàng:

Bàng quang thần kinh:

  1. Hệ thần kinh thực vật mất sự kiểm soát trong khi bàng quang không có tổn

thương thực thể nào

    1. Các tổn thương từ từ theo thời gian , thường kèm theo bệnh lý thần kinh

U bàng quang và u thuộc vùng cổ bàng quang

Hẹp cổ bàng quang : không đút ngón tay vào được- trong phẫu thuật, mất hình phễu trên hình ảnh x quang có thuốc cản quang , thay vào là hình dây ( hình minh họa dưới đây )

 

U xơ tiền liệt tuyến: biết được trên lâm sang qua thăm trực tràng

Hẹp , sỏi niệu đạo : biết qua siêu âm , x quang tiết niệu không chuẩn bị

Hẹp miệng sáo do viêm xơ bao quy đầu

Lưu ý:Vai trò của siêu âm trong bí tiểu mạn không phải để chẩn đoán xác định ,mà là để tìm nguyên nhân.

3.U xơ tiền liệt tuyến

Làm nước bị ứ đọng tại bàng quang gây nên biến chứng :

Bí tiểu cấp Bí tiểu mạn

Trào ngược bàng quang niệu quản Ứ nước thận => suy thận

Sỏi bàng quang

Nhiễm trùng đường niệu : đái rắt , đái buốt ,sỏi ect

Điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng ngoại khoa hay nội khoa tùy vào biến chứng có hay không.

Xác định có trào ngược nước tiểu

Bơm thuốc cản quang vào bàng quang qua sonde tiểu , để bệnh nhân rặn tiểu thấy hình ảnh trào ngược bàng quang niệu quản: Niệu quản 2 bên giãn trong khi bàng quang căng đầy nước ( kẹp ống sonde hoặc rút ống sonde khi làm , nên kẹp ống sonde )

Đánh giá ure, cre máu => xem chức năng thận

4.Loại sonde JJ

Dùng để can thiệp tạm thời trong Sỏi, hẹp , u đường tiết niệu hoặc u do chèn ép bên ngoài . nhưng có khi cũng sử dụng để can thiệp vĩnh viễn

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap