Điện tâm đồ nhập môn

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

I . Nguyên lí điện tâm đồ

– Cơ tim được ví như một tế bào, lúc nghỉ, các ion dương ở ngoài màng tế bào các ion âm ở ngoài màng tế bào giữ cho màng tế bào thăng bằng về điện học. Một tế bào như thế gọi là có cực (nghĩa là ở trạng nghỉ, hay cân bằng về điện học). Khi cơ tim bị kích thích sẽ xuất hiện sự khử cực trong đó các ion âm khuếch tán ra ngoài màng, còn các ion dương khuếch tán vào trong màng. Tiếp theo hiện tượng khử cực lại đến sự tái cực làm cho điện dương xuất hiện trở lại mặt ngoài tế bào, điện âm ở mặt trong như ban đầu. Sự tái cực và khử cực đều xảy ra ở thì tâm thu, trong thì tâm trương cơ tim ở trạng thái có cực và chu kỳ sẽ tái diễn khi có một kích thích mới. Hoạt động này nếu được ghi lại bằng máy điện tim, ta sẽ có một đường biểu diễn đặc biệt gọi là điện tâm đồ (ĐTĐ).

– Đường nằm ngang tưng ứng với với thì tâm trương gọi là đường đẳng điện (có cực)

– Sóng P ứng với sự khử cực của nhĩ và đoạn PQ (PR) là thời gian truyền xung động từ nhĩ xuống thất (còn gọi là thời gian dẫn truyền nhĩ thất).

– Một sóng cao ứng với đầu thì tâm thu là giai đoạn khử cực của thất gọi là phức bộ QRS (bao gồm sóng Q: khử cực của vách liên thất, sóng R: khử cực của hai thất và sóng S: khử cực của đáy hay nền tâm thất).

– Đoạn ST là đẳng điện ứng với thời kỳ tái cực chậm của thất.

– Một sóng chậm, tù ứng với sự tái cực nhanh của thất gọi là sóng T.

– Một đường nằm ngang ứng với thì tâm trương trở lại có cực và bắt đầu một chu kỳ tim mới.

II. HOẠT ĐỘNG ĐIỆN HỌC CỦA TIM VÀ CÁC CHUYỂN ĐẠO

1. Hoạt động điện học của tim

– Tim hoạt động được là nhờ một xung động truyền qua hệ thần kinh tự động của tim đồng thời chịu sự chi phối của hệ thần kinh giao cm và đối giao cm. Đầu tiên xung động được phát ra từ nút xoang (nút Keith-Flack) tỏa ra hai tâm nhĩ, khử cực các tâm nhĩ làm tâm nhĩ bóp, sau đó luồng xung động truyền tới nút nhĩ thất (nút Aschoff-Tawara) sau đó đi vào bó His và hai nhánh của nó rồi đi đến các nhánh tận cùng trong nội tâm mạc gọi là mạng Purkinje ở hai tâm thất, làm tâm thất co bóp. Sự khử cực có thế biểu diễn bằng các véctơ đi từ nội tâm mạc đến thượng tâm mạc gọi là véctơ khử cực, khi tái cực các véctơ sẽ đi theo chiều ngược lại.

– Cơ thể con người là một môi trường dẫn điện tương đối đồng nhất vì thế dòng điện do tim phát ra có thể truyền khắp cơ thế biến cơ thể thành một điện trường của tim, bằng cách đặt hai điện cực ở bất cứ hai điểm nào của cơ thể nối với máy điện tim ta sẽ ghi được sóng điện tim. Tùy theo vị trí đặt điện cực ta sẽ có nhiều chuyển đạo khác nhau và có ý nghĩa chẩn đoán khác nhau.

2. Các chuyến đạo ngoại biên

2.1. Chuyến đạo chuyển đạo mẫu

Là những chuyển đạo có hai điện cực thăm dò ghi hiệu điện thế giữa hai điếm:

– DI : Điện cực âm tay phi (+) tay (T)

– DI : Điện cực âm tay phi (+) chân (T)

– DIII : Điện cực âm tay trái (+) chân (T)

2.2. Chuyến đạo đơn cực các chi

Chỉ có một điện cực thân dò còn điện cực kia được sắp xếp cho điện thế bằng không theo nguyên lí Kirchoff, gọi là cực trung tính, gồm:

– aVR: Một cực ở tay (P), một cực trung tính

– aVL: Một cực ở tay (T), một cực trung tính

– aVF: Một cực ở chân (T), một cực trung tính (Chữ a viết tắt của augmented: tăng cường)

3. Các chuyến đạo trước tim

Là các chuyển đạo đn cực thăm .dò vùng trước tim. Có 6 chuyển đạo hay dùng từ V1 đến V6.

– V1: Điện cực thăm dò đạt ở liên sườn 4 (P) sát xưng ức.

– V2: Điện cực thăm dò đặt ở liên sườn 4 bên (T) sát xưng.

– V3: Điện cực nằm ở điểm giữa đường nối chuyển đạo V2 và V4.

– V4: Điện cực thăm dò đặt ở gian sườn 5 trên đường trung đòn (T), tức vị trí mỏm tim.

– V5: Điện cực thăm dò đặt ở gian sườn 5 trên đường nách trước.

– V6: Điện cực thăm dò đặt ở gian sườn 5 trên đường nách giữa.

Như vậy: V1, V2 nói lên tình trạng điện của tim phi V5, V6 nói lên tình trạng điện của thành bên thất trái, V3, V4 là vùng chuyển tiếp, vùng vách liên thất và mỏm tim.

III. ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG

1. Định chuẩn điện thế và thời gian

– Điện tâm đồ được đo bởi giấy điện tim, trên giấy điện tim có nhiều đường thẳng chia thành nhiều ô nhỏ tính vằng milimét (mm) theo trục tung (trục biên độ) và theo trục hoành (trục thời gian) được tính bằng giây (s), mỗi ô nhỏ theo trục thời gian bằng 0.04s và một ô lớn bằng 0.20s, đối với một ô nhỏ trên trục biên độ là 1mm, đối với một ô lớn (đường đậm) =5mm = 0.5mV.

– Điều chỉnh máy thế nào đế khi phóng dòng điện 1mV vào máy sẽ làm dao động kim với biên độ 10mm (10mm =1 mV) gọi là tét định chuẩn. Tốc độ chạy của giấy điện tim trên máy là 25mm/s, người ta có thể cho máy chạy với tốc độ 50mm/s trong trường hợp tần số tim nhanh (dùng để phân tích ĐTĐ khi có nhip tim nhanh).

2. Các sóng điên tim bình thường

– Nhịp bình thường là nhịp xoang, đều, tần số từ 50-100 lần/phút.

– Sóng P đi trước phức bộ QRS, thời gian của sóng P bình thường từ 0.05 – 0.11s, biên độ cao từ 1 – 2mm, dưng ở DI DII DIII, âm ở aVR, có thể V1.

– Khoảng PR được đo từ khởi đầu sóng P đến khởi đầu của sóng S (hoặc chân sóng R, nếu không có sóng S). Bình thường thời gian của PQ (hay PR) từ 0.11 – 0.20s với tần số tim từ 50-100 lần/phút.

– Phức bộ QRS thời gian bình thường từ 0.05 – 0.07s, trục QRS (hay trục điện tim) từ 580 – 900 (giao động từ 00 – 900 tùy tư thế điện học của tim và người gầy hay béo). Biên độ sóng R bình thường có dạng rS ở V1, Rs ở V5, V6, còn ở V3, V4 thì có dạng trung gian (tức dạng RS). Chỉ số Sokolow-Lyon: SV1 + RV5 < 35mm, R/S ở V1<1.

– Đoạn ST là đẳng điện.

– Sóng T bình thường dưng tính, không đối xứng, sườn lên thoai thoi sườn xuống dốc hơn, âm tính ở aVR, đôi khi ở V1, thời gian: 0.20s.

– Khoảng QT: là thời gian tâm thu điện học, thời gian: 0.30-0.42s tuỳ thuộc tần số tim.

3. Ý nghĩa

Điện tâm đồ là phương tiện giúp ích cho chẩn đoán các bệnh có gây ra những biến đổi của cơ tim nhất là các bệnh mạch vành, các rối loạn nhịp một cách chính xác. Điện tim không phải là xét nghiệm vạn năng vì vậy phi kết hợp lâm sàng, X quang và các thăm dò khác.

Xem thêm các bài viết điện tâm đồ hay khác tại: Điện tâm đồ

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap