ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ
- ĐẠI CƯƠNG
Mất ngủ được mô tả trong chứng thất miên theo Y học cổ truyền là tình trạng có thể là không đi vào giấc ngủ ngay được, hoặc khi ngủ thì dễ vào giấc nhưng trong đêm dễ thức giấc và không ngủ lại được, hoặc lúc ngủ lúc tỉnh hoặc thức trắng đêm không chợp mắt được.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thường là do suy nghĩ quá độ (tình chí) làm tâm tỳ hư yếu, hoặc can thận âm hư là tướng hỏa vượng, hoặc lo lắng mệt mỏi, nhọc quá độ làm Tâm đởm hư hoặc đàm thấp ủng trệ là Vị bất hòa
- TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
Được chẩn đoán mất ngủ khi thỏa cả 3 tiêu chuẩn sau đây:
– Than phiền có khó khăn bắt đầu giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, hoặc thức dậy quá sớm, hoặc không giúp phục hổi sức khỏe hoặc là giấc ngủ kém chất lượng.
– Khó ngủ ở trên xuất hiện mặc dù có cơ hội và hoàn cảnh thích hợp để có thể có giấc ngủ ngon.
– Ít nhất một dạng suy giảm chức năng ban ngày liên quan đến sự khó khăn khi ngủ ban đêm được thông báo bởi bệnh nhân:
- Mệt mỏi, khó chịu
- Suy giảm sự chú ý, tập trung trí nhớ.
- Rối loạn trong hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp hoặc kết quả học tập kém.
- Rối loạn khí sắc kích thích
- Buồn ngủ vào ban ngày
- Giảm động lực, năng lượng sống, hoặc giảm sự chủ động.
- Lỗi/ tai nạn tại nơi làm việc hoặc trong khi lái xe.
- Căng thẳng, đau đầu, hoặc các triệu chứng tiêu hóa xuất hiện do cơ thể đáp ứng lại tình trạng thiếu ngủ.
- Mối quan tâm hay lo lắng về giấc ngủ.
III- CÁC THỂ LÂM SÀNG
1/ Tâm huyết âm hư
Triệu chứng: Hư phiền mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, tâm thần suy nhược, mộng tinh, quanh miệng lở loét, mạch tế sác.
2/ Tâm tỳ huyết hư
Triệu chứng: Cả đêm không ngủ hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, hoặc mộng nhiều dễ tỉnh, hồi hộp, hay quên, người mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sắc không nhuận, lưỡi nhạt, rêu mỏng, mạch tế nhược.
3/ Can uất hóa hỏa:
Triệu chứng: Khó ngủ, đau đầu, chóng mặt, ù tai, táo bón, tiểu vàng hoặc đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
4/ Tâm thận bất giao
Triệu chứng: Mất ngủ, ư phiền, đầu váng, mắt hoa, ù tai, họng khô, đau âm ỉ vùng thắt lưng, mỏi gối, mộng mị nhiều, di tinh, triều nhiệt, đạo hãn, tiểu tiện đỏ, lưỡi thon đỏ không rêu, mạch tế sác.
- ĐIỀU TRỊ :
- BÀI THUỐC THANG: Có thể gia giảm vị thuốc và liều lượng
1.Tâm tỳ lưỡng hư : Quy tỳ thang ( tễ sinh phương ) : nhân sâm, long nhãn, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, viễn chí, phục thần, mộc hương, toan táo nhân và chích thảo.
2.Can uất hóa hỏa: long đởm tả can thang ( Y phương tập giải ) :long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, trạch tả, mộc thông, xa tiền tử, đương quy, sinh địa, sài hồ, sinh cam thảo.
3.Tâm huyết âm hư: thiên vương bổ tâm đơn ( Nhiếp sinh bí mẫu ) sinh địa, thiên môn, mạch môn, toan táo nhân, bá tử nhân, nhân sâm, ngũ vị tử, viễn chí, phục linh, huyền sâm, đơn sâm, đương quy, kiết cánh.
4.Tâm thận bất giao : Hoàng liên a giao thang ( Thương hàn luận ) : hoàng liên, hoàng cầm, bạch thược, a giao
THUỐC THÀNH PHẨM:
1/ Nếu Tâm huyết âm hư , kèm nhiệt: Sinh Địa , Táo nhân, Bá tử nhân, Ngũ vị tử , Viễn chí, Đương quy, Đảng sâm, Thiên môn , Mạch môn, Huyền sâm, Đan sâm, Phục thần, cát cánh, tá dược vừa đủ.
2/Nếu chỉ mất ngủ có thể dùng 1 trong các thành phần công thức sau:
– Công thức 1:Bình vôi, Sen lá , Lạc tiên, Lá vong nem, Trinh nữ
– Công thức 2: Bình vôi, Sen lá , Lạc tiên, Lá vong nem, Tâm sen
- ĐIỆN CHÂM :
Ngày châm một lần hoặc cách ngày châm một lần.
Liệu trình điều trị: 1 đến 2 tháng , ngưng châm 1 tuần , sau đó tiếp tục liệu trình 2
Các công thức huyệt có thể gia giảm
Công thức chính: Tứ Thần Thông , Thái Dương
Tâm tỳ lưỡng hư : Gia châm bổ Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan, Thần môn, Thái bạch, Tâm du , Tỳ du
Tâm huyết âm hư : Gia châm bổ Nội quan, Tâm âm giao, Trung đô và cứu Tâm du, Cách du.
Tâm thận bất giao: Gia châm bổ Thái Khê, Thận du và cứu Quan nguyên, Khí hải và tả nội quan, Thần môn.
Can uất hóa hỏa : Gia tả Bách hội, Phong trì, Hành gian, Chương môn, Đại chùy và Khúc trì
- THỦY CHÂM: mỗi ngày hoặc cách ngày. Chọn một số huyệt trong các công thức trên.
Thuốc:
1/ cerebrolysin 5ml x 01 ống
2/Dodecavit (B12 10.000µg) 2ml x 01 ống
3/Novocain 2ml x 01 ống
IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO
M. Ramila Devi A Monoharan ( 2011) “ Characteristics pharmacognostical significance of Erythrina Variegata vả and Ficus Racemosa Linn.Bark ” J chen Pharm Res Vol 3 (6) pp 707- 714.
GS.TSKH Nguyễn Tài Thu ( 2012) Châm cứu chữa bệnh , tr 216.
Phương tễ học ( 2002 ) NXB Nhân dân Y tế Trung Quốc
Nguyễn Thị Bay ( 2001) , Nội khoa Y học cổ truyền,
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.