Gãy xương bánh chè

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ

“Bệnh nhân nữ 48 tuổi vào viện vì tình trạng đau, xưng nề khớp gối và mất cơ năng khớp gối. 6h trước đó bệnh nhân bị té, đập gối xuống đât, sau đó đau ở khớp gối (T), không có gấp được. Bệnh nhân không được bất động gì rồi được chuyển đến trạm y tế xã, họ cố định cho bệnh nhân bằng nẹp và chuyển đến bệnh viện TW Huế trong 2h. Ghi nhận tại bệnh viện TW Huế.:

Bệnh nhân đau.

Gấp duỗi gối trái không được.

Sờ có khe gãy ở gối trái.

Có cử động bên ngược chiều.

Xquang; vỡ đôi xương bánh chè. Chẩn đoán:

Vỡ xương bánh chè, đang chờ phẩu thuật.”

Chú ý:

Nội khớp: Diện khớp tiếp xúc ròng rọc xương đùi trong quá trình gấp duỗi gối.

Ngoại khớp: không tiếp xúc ròng rọc.

CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG:

Té đập gối xuống đất  toàn bộ trọng lực cơ thể đập vào xương bánh chè + phản lực từ dưới lên  xương bánh chè chịu 1 lực tác động mạnh.

Khi gấp gối :

Cơ tứ đầu đùi vô cùng căng.

Khi chấn thương trạng thái gấp gối, tức là cơ tứ đầu đùi ở trạng thái kéo căng. xương bánh chè càng dễ bị vỡ làmđôi.

Liên hệ ở khuỷu:

Gấp khuỷu  cơ tam đầu căng  nếu chấn thương  thì dễ vỡ khuỷu hơn.

TRIỆU CHỨNG:

Cơ năng:

Đau.

Không duỗi gối được.

Nếu còn duỗi gối được:

Rạn xương.

Không di lệch.

Không tổn thuơng hệ đệm khớp gối.

Có khả năng điều trị không cần phẩu thuật.

Thực thể:

Nhìn: Xưng: do máu tụ ở khớp.

Sờ: có rãnh giữa xương bánh chè.

Cơ chử động bên nguợc chiều ( lắc qua lắc về).

Di lệch:

Xương bánh chè thường di lệch xa khi gãy dọc.

Các xương khác thường di lệch chồng ngắn khi gãy dọc.

Đỉnh xương bánh chè chỉ nằm ở ngang mức mặt khớp ( ngang khe khớp).

Phân loại vỡ xương bánh chè:

Vỡ 2 mảnh lớn.

1 mảnh lớn, 1 mảnh nhỏ  thường ở đỉnh XBC.

Vỡ nhiều mảnh.

ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ:

Nhóm 1:

Áp dụng nguyên tắc Hauban:

Tìm cách néo lại.

Khi gấp duỗi gối  lực ép phần sau, còn phần dưới được néo lại rồi  cùng ép cả 2

phần.

Nhóm 2:

Vỡ đỉnh xương bánh chè phải cố gắng giữ lại vì đây là chỗ bám của gân bánh chè. Nhóm 3: Nguyên tắc:

Biến nhiều mảnh thành ít mảnh  đưa về nhóm 2.

Nếu không bảo tồn được  cắt bỏ xương bánh chè vì xương bánh chè gập gềnh  phá hủy mặt khớp xương đùi  cắt bỏ XBC, tái tạo hệ duỗi gối.

Khi nào điều trị bảo tồn được:

Khi trên phim thẳng khe gãy < 3mm.

Phim nghiêng: độ cáp kênh < 2mm ( vì độ cấp kênh càng lớn  phá hủy ròng rọc xương đùi càng nhanh).

Trên lâm sàng: vỡ xương bánh chè mà còn duỗi gối được  điều trị bảo tồn được bằng cách bó bột 4-6 tuần  tập vận động.

Lưu ý:

Khi áp dụng nguyên tắc Hauman: sau mổ phải tập vận động ngay ( tỉnh lại và vận động liền).

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap