Hẹp khúc nối bể thận niệu quản

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

ĐẠI CƯƠNG

Hẹp khúc nối bể thận niệu quản là một bệnh lý thường gặp trong Tiết niệu. Khúc nối hẹp làm cho sự tống thoát nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản bị suy giảm đáng kể, dẫn đến tình trạng ứ nước ở thận và cuối cùng là suy chức năng thận nếu không được điều trị.

Đa số trường hợp bệnh lý là bẩm sinh do nguyên nhân nội tại ở khúc nối. Thường gặp ở trẻ em nam hơn nữ. Bên thận bệnh lý thường là bên trái, hẹp khúc nối 2 bên có tỉ lệ 10-40%. Một số trường hợp bệnh lý do nguyên nhân mắc phải như sỏi niệu, bướu niệu mạc, hẹp do viêm hoặc do phẫu thuật.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Đau hông lưng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu: là các triệu chứng thường gặp nhất

Khối u vùng hông lưng: thường gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi

Tiểu máu đại thể / vi thể

Các triệu chứng tiêu hóa: đầy hơi, nôn ói, …

Các triệu chứng do urea huyết cao, nếu bệnh nhân đến ở giai đoạn trễ

Cận lâm sàng

Siêu âm: có thể dùng để chẩn đoán sớm bệnh lý trong thai kỳ, giúp chẩn đoán phân biệt bệnh lý khúc nối gây thận ứ nước với thận đa nang.

Niệu ký nội tĩnh mạch (UIV): trước đây là phương tiện chẩn đoán kinh điển trong bệnh lý khúc nối, tuy nhiên ngày nay ít được sử dụng ở các nước phát triển.

Chụp X quang cắt lớp điện toán (CT scan): cung cấp thông tin chi tiết về mặt cấu trúc cũng như chức năng của thận bệnh lý, xác định vị trí bế tắc của niệu quản.

Niệu ký niệu quản bể thận ngược chiều (UPR): giúp xác định vị trí và chiều dài của đoạn niệu quản hẹp.

Xạ hình thận có furosemide: là phương tiện chẩn đoán rất cần thiết trong bệnh lý khúc nối, nhất là trong trường hợp thận kém phân tiết trên X quang đường tiết niệu.

Nghiệm pháp Whitaker: ngày nay ít được sử dụng

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bảo tồn

Chỉ định cho bệnh nhân có thận ứ nước nhẹ, chức năng thận bình thường, không có triệu chứng lâm sàng và không có tiền căn nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Điều trị phẫu thuật
    1. Chỉ định phẫu thuật

Phẫu thuật mở tạo hình khúc nối: là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh lý khúc nối với tỉ lệ thành công > 90%.

Đường mổ: hông lưng (sau phúc mạc), hạ sườn (trong phúc mạc)

Kỹ thuật tạo hình: cắt rời (Anderson-Hynes), không cắt rời (Fenger, Foley Y-V, vạt thẳng, vạt xoay, Davis).

Cắt xẻ khúc nối qua nội soi: tỉ lệ thành công 70 – 80%.

Nguyên tắc: đường xẻ ở đoạn khúc nối hẹp phải qua hết chiều dày niệu quản, từ lòng niệu quản đến lớp mỡ quanh bể thận niệu quản. Một ống thông niệu quản được đặt lưu tại chỗ 4-6 tuần làm nòng cho mô khúc nối mọc tái tạo quanh ống.

Các phương pháp: nội soi qua da, nội soi niệu quản ngược chiều, xẻ bằng bóng Acucise, nong khúc nối bằng bong bóng.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng tạo hình khúc nối: ngày nay được xem là phẫu thuật tiêu chuẩn trong điều trị bệnh lý khúc nối, tương đương với phẫu thuật mở.

Đường vào: trong phúc mạc, sau phúc mạc, hỗ trợ bằng robot.

Kỹ thuật tạo hình: cắt rời, Fenger, Foley Y-V, Davis. Cắt thận: chỉ định khi thận ứ nước mất chức năng.

Hậu phẫu

Rút thông tiểu sau 48 – 72 giờ nếu nước tiểu ra trong

Rút dẫn lưu vết mổ nếu lượng dịch ra dưới 50ml

Kháng sinh chích 24 – 48 giờ đầu, sau đó chuyển kháng sinh uống 7 – 14 ngày

Giảm đau thông thường, Paracetamol hoặc NSAIDS

Biến chứng: rò nước tiểu, nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn vết mổ

Theo dõi

Tái khám sau 4 – 6 tuần để nội soi bàng quang rút thông JJ

Sau 3 tháng để đánh giá tình trạng lâm sàng và siêu âm hệ niệu kiểm tra

Sau 6 – 12 tháng để đánh giá lâm sàng, chụp X quang đường tiết niệu hoặc xạ hình thận

Sau đó theo dõi mỗi năm một lần để đánh giá lâm sàng và siêu âm hệ niệu

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap