HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP
Nhiễm độc giáp (NĐG) là những biểu hiện lâm sàng, sinh lý, sinh hóa xảy ra khi các mô của cơ thể tiếp xúc và có đáp ứng với một lượng lớn hormon giáp (dạng tự do FT4, FT3). Nhiễm độc giáp xảy ra do tất cả lý do gây tăng hormon giáp mà trong đó Cường giáp (CG) là nguyên nhân hàng đầu. Như vậy có thể hiểu NĐG là bao gồm cả CG.
Lưu ý: Nhiễm độc giáp thường độ trầm trọng của triệu chứng có tương quan với
thời gian mắc bệnh, (2) nồng độ hormon giáp (nồng độ càng cao triệu chứng càng rõ) và (3) tuổi (tuổi càng trẻ triệu chứng càng điển hình)
Toàn thân: người yếu sức, hay mệt mỏi
Cơ năng và thực thể các cơ quan:
Thân nhiệt:
Khó chịu nóng, da nóng, có thể có sốt nhẹ, dễ chịu lạnh (do tình trạng tăng chuyển hóa, tăng thân nhiệt,…)
Tăng tiết mồ hôi
Tim mạch:
Hồi hộp, đánh trống ngực
Nhịp tim nhanh (thường > 100 lần/phút) có thể thay đổi trong ngày, tăng lên khi xúc động hoặc gắng sức, có khi loạn nhịp
(thường là rung nhĩ)
Cung lượng tim tăng, có thể có huyết áp tâm thu tăng
Có thể có cơn đau thắt ngực (do có thắt vành hay do tăng tiêu thụ oxy cơ tim)
Hô hấp:
Có thể khó thở (do yếu cơ hô hấp, yếu cơ vân, giảm khả năng co hồi của cơ tim, giảm độ chun giãn của phổi và nặng hơn có thể do suy tim tăng cung lượng)
Tiêu hóa:
Đôi khi chán ăn, dù ăn nhiều nhưng vẫn thường sút cân
Thường tiêu chảy không có đau bụng (do tăng nhu động ruột), đôi khi có thể gặp tiêu chảy phân mỡ
Nếu do bướu giáp lớn chèn ép thực quản thì có nuốt khó
Thần kinh:
Kích thích, bất an, bồn chồn, dễ xúc động, cáu gắt
Ưa nói nhiều và vận động nhiều nhưng mau mệt
Run: rõ ở đầu ngón tay, biên độ nhỏ, tần số cao, đều, tăng lên khi hoạt động, xúc động hay lo lắng
Có thể có kèm theo rối loạn vận mạch biểu hiện bằng đỏ mặt từng lúc hay toát mồ hôi
Hệ cơ:
Yếu cơ, chủ yếu là cơ gần cốc nhất là cơ tứ đầu đùi (dấu ghế
đẩu). Hiếm gặp hơn có thể gặp liệt chu kỳ do cường giáp hạ kali máu
Nặng hơn thường teo cơ
Da – lông – tóc – móng:
Da nóng ẩm, tăng tiết mồ hôi
Có thể có bạch ban (bạch biến ở mu bàn tay, chân)
Có thể có ngón tay, ngón chân dùi trống (do sưng mô mềm và phản ứng quanh màng xương)
Có thể bong móng tay ra khỏi nền móng (gợi ý đã bị lâu)
Tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay biểu hiện lòng bàn tay
“Basedow” có đặc điểm: ẩm ướt, như mọng nước
Sinh dục: (nữ thường ảnh hưởng nhiều hơn nam)
Nữ: Rối loạn kinh nguyệt như thiểu kinh, vô kinh, không rụng trứng
Nam: giảm khả năng tình dục (bất lực), chứng vú to, nốt nhện có thể gặp
Mắt: tùy nguyên nhân mà mắt có thể lồi hoặc không và thường chỉ thấy rõ ở bệnh nhân Basedow, cần khám mắt bằng thước Hertel hoặc siêu âm hốc mắt.
Chói mắt, cảm giác cộm, chảy nước mắt
Phù nề quanh hốc mắt, có thể sung huyết, viêm loét giác mạc
Lồi mắt 1 bên hay 2 bên, nhanh hoặc từ từ, có thể gây nhìn đôi
Co cơ mi trên gây các dấu hiệu De Graefe, Dalrymple, Stellwag
Cận lâm sàng:
Định lượng FT3, FT4 và TSH siêu nhạy: thường là xét nghiệm chính để xác định HC nhiễm độc giáp
TSH siêu nhạy hầu như giảm < 0,1 U/L ở tất cả trường hợp có nhiễm độc giáp.
FT4 tăng kèm TSH siêu nhạy giảm (95% trường hợp)
FT4 bình thường nhưng FT3 tăng kèm TSH siêu nhạy giảm (5% trường hợp)
Như vậy hầu như tất cả trường hợp nhiễm độc giáp có TSH siêu nhạy giảm, rất hiếm khi có TSH tăng do u tuyến yên gây nhiễm độc giáp.
Ngoài ra có một số xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân nhiễm độc giáp như: Đo độ tập trung I131 tại tuyến giáp; chụp nhấp nháy tuyến giáp bằng I131, I123, Tc99m; siêu âm tuyến giáp; tự kháng thể kháng giáp; sinh thiết tuyến giáp.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.