Hội chứng tăng áp lực nội sọ trên lâm sàng

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ

Trong thực hành lâm sàng, chấp nhận áp lực nội sọ thông qua áp lực dịch não tủy. Khi dịch não tủy > 25 cm H2O (hay khi áp lực nội sọ > 15 mmHg) là có tăng áp lực nội sọ

Cơ năng:

Đau đầu:

Vị trí đau thay đổi tùy nguyên nhân, thường là đau toàn đầu, có thể vùng trán, thái dương, chẩm, mắt,…

80% với đặc tính đau đầu ngày càng tăng nhất là nửa đêm về sáng, lúc đầu đau không thường xuyên về sau trở nên liên tục cả ngày, đau xuyên, nghiến nổ tung đầu, đau theo nhịp đập, tăng lên từng đợt

Đau tăng khi vận động, gắng sức, ho hắt hơi (do tăng áp lực tĩnh mạch), gõ vào hộp sọ, xương mặt, nằm nghiêng về bênh lành hay cuối đầu xuống gây đau tăng; giảm đau khi nằm nghiêng về bên bệnh, đứng, ngồi cũng giảm đau, dùng thuốc giảm đau chỉ bớt tạm thời, dùng thuốc chống phù não thì giảm kéo dài hơn

Nôn vọt: 2/3 trường hợp có nôn do kích thích dây X, nôn thường đi

sau cơn đau đầu, thường vào buổi sáng, sau nôn có thể đỡ đau đầu, dùng thuốc chống nôn ít hiệu quả. Nếu nôn nhiều gây suy kiệt

Chóng mặt

Rối loạn thị giác: nhìn mờ

Ù tai

Thực thể:

Mạch chậm, huyết áp thay đổi (có xu hướng tăng)

Nhịp thở: ban đầu bình thường, giai đoạn sau tần số nhanh hơn, có thể có nhịp thở Cheyne-Stokes (nhất là u hay abscess hố sau)

Rối loạn thần kinh thực vật: toát mồ hôi, lạnh đầu chi có khi đau

bụng dữ dội, tưởng như cơn đau bụng cấp, táo bón, nhiệt độ có khi tăng, nôn ra chất màu đen (giai đoạn cuối)

Rối loạn tâm thần kinh: thường chậm chạp, vô cảm, thờ ơ, rối loạn trí nhớ, ý thức từ u ám, lẫn lộn, ngủ gà đến hôn mê

Có thể có các dấu hiệu thần kinh khu trú: liệt nửa người, động kinh, hội chứng tiểu não, màng não, liệt các dây thần kinh sọ,…

Cận lâm sàng:

Soi đáy mắt: phù gai thị là triệu chứng khách quan và có giá trị nhất trong hội chứng tăng áp lực nội sọ nhưng không phải trường hợp nào cũng có và thường xuất hiện muộn khi các triệu chứng khác đã rõ ràng. Tùy mức độ của tăng áp lực nội sọ mà gai thị diễn biến theo các giai đoạn từ nhẹ đến nặng.

X-quang sọ thẳng-nghiêng: có thể thấy giãn khớp sọ, nhất là trán đỉnh ở trẻ em, dấu ấn ngón tay chú ý vùng đỉnh thái dương, hố yên rộng nhưng thường muộn, thấy gian tĩnh mạch trên sọ (bình thường không có), xương vòm sọ có thể mỏng

Điện não đồ: không đặc hiệu, gợi ý khu trú và đánh giá mức độ trầm trọng của tăng áp lực nội sọ

Chụp động mạch: khi nghi ngờ có dấu thần kinh khu trú

CT-Scanner sọ não: cho biết định khu và hình thái như giãn não thất trong não úng thủy, não thất bị dẹt do phù não, khối choán chỗ và hiệu ứng đè ép tổ chức não làm mất các nếp nhăn vỏ não. Tăng tỷ trọng trong máu tụ và giảm tỷ trọng trong phù não

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap