Khám tuyến giáp bằng tay có thật sự quan trọng ?

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

Thực ra mấy cái này chỉ là đề cập đến thực tế lâm sàng. Ít bác sĩ nào lại đi khám tuyến giáp lại sờ bằng tay cả.

kham%2Btuyen%2Bgiap
Bởi vì sao ?
Đơn giản là tỉ lệ bỏ sót khi khám tuyến giáp bằng tay rất nhiều. Chỉ những bệnh như bướu cổ… những bệnh mà làm tuyến giáp lớn quá mới khẳng định được. Còn khi gặp một bệnh nhân có nhân giáp thì sao ? Qúa khó để phát hiện, thông thường 100 case có nhân giáp đã bỏ sót đến 96 case rồi.
Nhân giáp thì chỉ hay phát hiện tình cờ bằng siêu âm, ví dụ như bệnh nhân bị suy giáp nghi ngờ K chẳng hạn. Còn cường giáp đừng nghĩ đến K vì tăng hoạt giáp thường lành tính và chống chỉ định chọc hút tế bào bằng kim nhỏ FNA.
Tuy nhiên, mình viết bài này không phải là khuyên các bạn Y nhỏ nhác khám. Các bạn nên biết thực tế là các bạn chưa có kinh nghiệm và trải nghiệm nên đi lâm sàng thì cứ khám tuyến giáp đi. Sờ cho biết chứ đừng vội khẳng định nhé.
NOTE: Bệnh lý tuyến giáp thì nói mãi cũng không hết đâu ! Để hiểu rõ hơn các bạn nên tham khảo list bài này của mình.

Cường giáp – tiếp cận bệnh lý tuyến giáp từ triệu chứng đến chẩn đoàn và điều trị

Chúc các bạn học tốt.

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap