Nhận biết T1 với T2 trên phim MRI

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

YKHOA247.com

Phim MRI đã trở nên phổ biến ở các bệnh viện ở Việt Nam. Tuy một số cơ sở như tuyến huyện chưa được trang bị nhưng từ tuyến tỉnh trở lên thì hầu như nơi nào cũng có.

Đi lâm sàng chắc các bạn gặp phim MRI cũng nhiều lắm, nhưng không biết tiếp cận như nào ( vì bạn chưa học qua CĐHA, bạn không làm trong ngành CĐHA, hoặc bạn đã quên sạch giải phẫu mà từ giải phẫu sang MRI là khá khác biệt ) nên bạn không biết cũng là điều đương nhiên.

Đây là bài viết căn bản giúp các bạn định hình được 1 xíu về cách nhận biết xung T1 và T2 trên phim cộng hưởng từ. [ có ý nghĩa đối với những bạn mới tiếp xúc phim MRI ]

Việc hiểu biết nguyên lý hoạt động và các khái niệm cơ bản của chụp cộng hưởng từ sẽ giúp thầy thuốc nhận định đúng các cấu trúc bình thường hoặc bệnh lý của các mô.

Khi đọc bất kỳ phim MRI nào, trước tiên phải nhận biết đó là phim T1 hay T2. 
Có thể thấy rằng nước (hay chất lỏng nói chung) vì có mật độ proton cao nên thời gian để nó khôi phục lại 63% giá trị từ hoá ban đầu sẽ kéo dài hơn so với mô có ít nước. 
T1%2BT2
NHẬN BIẾT T1: Vì thế nước (hay chất lỏng nói chung) có cường độ tín hiệu yếu trong thời gian T1 và thể hiện bằng màu tối (đen) trên phim T1W. 
NHẬN BIẾT T2: Ngược lại, vì có mật độ proton cao nên đầu thời gian T2, nước (hay chất lỏng nói chung) có cường độ tín hiệu cao và suy giảm kéo dài hơn nên thể hiện bằng màu sáng (trắng) trên phim T2W. 
Các mô bị phù nề, viêm, nhiễm trùng và các nang cũng có tính chất tương tự. Vì vậy khi đọc bất kỳ phim MRI nào, trước tiên phải tìm những cấu trúc nào mà ta biết chắc chắn là nước như dịch não tuỷ trong các não thất và ống sống, nước tiểu trong bàng quang…Nếu cấu trúc nước ấy có màu tối thì đó là ảnh T1W, nếu màu sáng thì chính là ảnh T2W.

Thực chất T1 với T2 trên MRI cũng chỉ là một công cụ giúp chúng ta có thể phân biệt rõ hơn hình ảnh mô lành và mô bệnh lý trên phim CHT. [ Giống như chỉnh độ tương phản trên ảnh đề tìm sự khác biệt ]

Như vậy là các bạn đã biết được 1 xíu về MRI. MRI rất rộng và đi sâu vào từng bệnh lý cụ thể nên trong phạm vi bài viết này mình không thể đề cập hết được.

t1t2


Bây giờ các bạn có thể thực hành bằng cách học MRI thoát vị đĩa đệm ( khá dễ so với nhiều bệnh lý khác ). Với các bạn sinh viên thì không yêu cầu gì nhiều về MRI chỉ cần biết thương tổn ở vị trí nào, chẩn đoán chính xác là được.
                                                                                                             Admin Cộng Đồng Y Khoa
Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap