Sử dụng thuốc chống đông – khí máu động mạch

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

KHÁNG ĐÔNG

Phân loại:

Heparine

Chuẩn ( TLPT cao) : 25000đv/1lọ

TLPT thấp: Lovenox, Calciparine, Fraxiparine…

AVK ( anti Vit K) : phân loại tuỳ theo T1/2

Sintrom 4mg : dùng 2lần/24h

o Wafarin : dùng 1lần/24h

II. Theo dõi điều trị

Theo dõi Heparine a. Theo dõi chung:

CTM : chú ý tiểu cầu (có những bệnh nhân dùng Heparine: làm giảm tiểu cầu do dị

ứng=> biến chứng huyết khối ) o Có 2 loại giảm tiểu cầu:

Giảm trong 24-48h

Giảm trong 5-7 ngày: nặng nề =>biến chứng huyết khối, tắc mạch

Theo dõi riêng:

Heparine (TLPT cao) o Theo dõi hàng giờ

o Sử dụng bằng cách tiêm bằng bơm điện => không dùng để điều trị kéo dài o Theo dõi TCA: B (bệnh)

C (chứng): bình thường 32’’

Nếu: B = 1,5-2 lần C => có tác dụng chống đông

TLPT thấp:

Ít biến chứng

Không cần theo dõi hang giờ

Time tác dụng kéo dài hơn ( nên chỉ cần tiêm 1-2 lần/24h ≠ Heparine TLPT cao) o Theo dõi công thức máu hàng tuần

Theo dõi AVK:

Tỉ Prothrombin: ít hiệu quả

INR :

INR = k( TPb/TPc) ( hệ số k tuỳ thuộc nhà sản xuất bộ xét nghiệm)

(BT:INR=1)

AVK được sử dụng trong các truờng hợp: o Van nhân tạo

o Bệnh lý van tim (đặc biệt có kèm theo rung nhĩ) o Bệnh mạch máu : đặc biệt trong các trường hợp

Có mang Prothise

Nguy cơ huyết khối +++

Một số giới hạn của INR đối với van nhân tạo o Van cơ học:

VA ( van động mạch chủ- aorta vale ) : 2-3

VM ( van hai lá- mitral vale) : 3-4

Cả hai van: 3-4

Van sinh học: sử dụng AVK trong 3 tháng sau đó dùng Aspegic (chống ngưng tập tiểu cầu)

Điều trị kháng đông

Chỉ định:

Dự phòng huyết khối

Tắc động mạch

Chống chỉ định:

Chấn thương sọ não, mới phẩu thuật về sọ não

Cao huyết áp không khống chế được

Người già ( vì mạch máu bị xơ vữa, dễ bị ngã => chấn thương)

3. Yếu tố nguy cơ:

Xem xét kỉ các yếu tố nguy cơ như tuổi, giới, các bệnh lý khác…=> để điều chỉnh liều cho phù hợp

Chú ý: phải nội soi dạ dày : nếu có loét thì phải điều trị ổn định rồi mới sử dụng kháng đông

4. Điều trị:

Khi có chỉ định sử dụng kháng đông thì sử dụng Heparine trước vì có tác dụng nhanh ngay tức thì rồi sau đó tuỳ theo bệnh cảnh mà sử dụng các loại khác

Kiểm tra:

khang dong

Nếu:

Đạt ngưỡng: ngưng Heparine + duy trì AVK liều cũ

Không đạt: tiếp tục sử dụng Heparine + tăng liều AVK theo mức chia thấp nhất của viên thuốc – 1/8 viên

Quá liều : (INR > 5): ngưng Heparine và ngưng AVK

Nếu chưa có biến chứng: theo dõi 24h

Về mức điều trị: thì điều trị tiếp nhưng giảm 1/2 liều ban đầu

(riêng với AVK: nếu ban đầu dùng liều 1/8 thì nay giảm 1/2 liều

bằng cách dùng cách nhật)

Về mức thấp: dùng lại liều cũ như ban đầu và kiểm tra chế độ ăn ,cách dùng thuốc

Nếu có biến chứng: như chảy máu, xuất huyết phủ tạng…

Điều trị: + Ngưng Heparine, AVK

Cho thêm Vit K

Nếu nghiêm trọng thì truyền Plasma tươi

IV. Các trường hợp cấp cứu ngoại khoa trên bệnh nhân điều trị AVK:

Các trưòng hợp phẩu thuật được:

Tiểu phẩu: INR < 2

Phẩu thuật khác : INR < 1.5

Nếu bệnh nhân có INR = 4, nếu bắt buộc phải phẩu thuật tùy thuộc vào mức độ cấp cứu: o Tối cấp cứu:

Phẩu thuật + Plasma tươi + Kaskadil o Cấp cứu trì hoẵn:

Tiêm Vit K => làm giảm INR

Nếu INR không giảm thì dùng Plasma tươi

Vì sao lại chỉ xét trên bệnh nhân dùng AVK: vì trong điều trị kháng đông thì AVK được dùng cho kéo dài cho các bệnh nhân cần dùng kháng đông kéo dài( do time bán huỷ dài)

Ở các nước phương Tây: với những bệnh nhân điều trị kháng đông thì luôn có một tờ giấy( ghi nhận hị đang điều trị kháng đông) mang bên mình để phòng khi bị thương => bác sĩ biết để điều trị

Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspergic): (hay dùng là Aspirin)

Dùng dự phòng trong các bệnh xơ vữa gây tổn thương nội mạc mạch máu

Dùng trong bệnh mạch vành

Đối với những bệnh nhân cần phẩu thuật mà dùng Aspergic thì:

Chọn thời điểm phẩu thuật là A

Mức độ cần thiết phải dùng kháng đông là B ( tuỳ thuộc vào nguy cơ ở bệnh nhân)

B không cao: dừng Aspergic trước A 1 tuần mà không cần dùng loại kháng đông nào

B cao: dừng Aspergic truớc A 1 tuần, chuyển sang sữ dụng AVK và dừng sử dụng AVK trước A 24h

B rất cao: dừng Aspergic trước 1 tuần, dùng AVK và dừng trước 24h, rồi sang dùng Heparine và dừng trước A 6h

Vì time bán huỷ của Heparine < AVK< Aspergic

XÉT NGHIỆM VỀ HÀM LƯỢNG KHÍ TRONG MÁU

Bình thường hàm lượng khí trong máu động mạch như sau:

Độ bão hòa O2 ( Sa02) : 95- 99%.

pH máu : 7,38 -7,42.

Áp lực O2 riêng phần ( PaO2): 90 -100mmHg.

Áp lực C02 riêng phần ( PaCO2) : 38 -42 mmHg. Kiềm chuẩn: 24mEq.

FiO2: nồng độ O2 không khí hít vào.

CPV: Áp lực tĩnh mạch trung ương ( bình thường 8-12cmH20). + CPV <8cmH20 ( chứng tỏ thể tích máu chưa được bù trừ). + CPV >12cmH20 ( trên mức, nghĩa là bù quá nhiều dịch).

Khi mất máu, bù dịch ưu tiên vẫn là NaCl 0,9% ( tuyệt đối không được truyền (Glucose ưu trương vì như vậy sẽ gây mất nước nặng hơn vì đường sẽ hút nước từ tế bào).

Khi không còn mạch và huyết áp thì bù dịch bằng nhiều đường khác nhau, cho chảy tối đa, thậm chí bóp cho dịch chảy nhanh ( 500ml / 5phút).

(Lưu ý: các chỉ số của mối khoa lại khác nhau, không có sự thống nhất)

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap