Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

CÂU HỎI LÂM SÀNG: ( CỘNG ĐỒNG Y KHOA )

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch còn có những tên nào khác ? Trên lâm sàng nên chọn tên nào khi chẩn đoán bệnh này ? Tại sao ?



CÂU TRẢ LỜI:

– Tên gọi khác của bênh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch :

+ Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (idiopathic thrombocytopenic purpuraITP)
+ Xuất huyết giảm tiểu cầu đơn thuần
+ Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn (autoimmune thrombocytopenic purpura-AITP)
+ Bệnh Werlhof ( Vì được mô tả lần đầu vào năm 1735 như là xuất huyết dạng đốm Morbus bởi Werlhof).
+ Xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát.


– Trên lâm sàng nên chọn tên :
Xuất huyết giảm tiểu cầu đơn thuần, vì:

+ Vô căn và tiên phát đã lỗi thời và bây giờ chúng ta đã biết nó có nguyên nhân chứ không phải không nên vô căn là không hợp lý
+ Chẩn đoán XHGTC miễn dịch cũng không hợp lý vì phải có bằng chứng miễn dịch mà hiện tại trên lâm sàng ở việt nam, và BV TƯ Huế chưa thực hiện được xét nghiệm này vì nó đắt và thường không dùng để chẩn đoán mà chủ yếu để nghiên cứu.
+ Chẩn đoán là đơn thuần là phù hợp vì cái tên đơn thuần là chỉ có giảm tiểu cầu mà không có triệu trứng khác như không có ban, không có đau khớp, không có thiếu máu, không do thuốc.

Chúc các bạn học tốt.

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.