Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
-3 tiêu chí phân độ nhiễm độc giáp:mạch,sút cân và chuyển hóa cơ sở.
– trong đó chuyển hóa cơ sở là quan trọng nhất(nhưng cũng là chỉ số có độ lệch chuẩn lớn nhất)
Câu 2. Trong cường giáp gắn với bệnh nào thì không có tăng nhịp tim ?
Cường giáp kết hợp với những bệnh lý nhịp chậm thì không tăng nhịp:
-Thoái hóa mô tim liên quan đến lão hóa
-Tổn thương mô tim do bệnh tim hoặc đau tim.
-Rối loạn chức năng nút xoang
-Tim bẩm sinh.
-Viêm cơ tim.
-Biến chứng của phẫu thuật tim.
-Sự mất cân bằng chất điện giải, chất khoáng cần thiết.
-Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, sự gián đoạn lặp đi lặp lại hơi thở trong khi ngủ.
-Bệnh viêm, như sốt thấp khớp hay lupus.
-Nhiễm sắc tố sắt mô, sự tích tụ của sắt trong cơ quan.
-Thuốc men, bao gồm cả một số loại thuốc cho các rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và rối loạn tâm thần
Câu 3. Định nghĩa CHCS ? Mức năng lượng tối thiểu cho cơ thể trong điều kiện cơ sở ?
CHCS là mức độ tiêu hao oxy của cơ thể trong điều kiện cơ sở (cơ thể thức tỉnh,nằm nghỉ ngơi hoàn toàn,không vận động,không tiêu hóa,không điều nhiệt (đọc kĩ trong SGK sinh lý HVQY Tr 331),là năng lượng cần thiết để duy trì các chức năng sống của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa, duy trì tính ổn định các thành phầncủa dịch thể bên trong và bên ngoài tế bào.
Chuyển hóa cơ bản chịu rất nhiều ảnh hưởng của các nhân tố: cân nặng,giới tính, tuổi tác,giới tính và hệ thống các cơ quan trong cơ thể: hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống nội tiết và men,….
Bình thường chỉ số CHCS : từ -10% -> +10%
Chuyển hóa cơ sở của trẻ em cao hơn ở người lớn tuổi. Ở người trưởng thành, năng lượng cho chuyển hóa cơ sở tính theo đơn vị kcal/1 m2 da/giờ.(trung bình ở tuổi 21-24 nam là 39,5 còn nữ là 38.
Phụ nữ có thai: chuyển hóa cơ bản tăng và cao nhất ở những tháng cuối, trung bình ở chuyển hóa cơ bản tăng 20%
Câu 4. Điều kiện đo CHCS ?
-Nghỉ ngơi hoàn toàn: đối tượng nhà xa phải có xe chở đến,nghỉ trước đo 30 phút ở tư thế giãn cơ hoàn toàn,không uống thuốc kích thích trước ngày đo,không suy nghĩ căng thẳng khi đo
-Không tiêu hóa: không ăn ít nhất 12h trước đó.
-Không điều nhiệt: nhiệt độ phòng đo phải trong khoảng 24-26 độ,người đo thấy thoải mải,không lạnh không nóng.
Công thức:Theo Harris – Benedict:
Nam: Năng Lượng CHCS = 66,5 + (13.75 x cân nặng (kg)) + (5 x chiều cao(cm)) – (6,78 x tuổi).
Nữ: NLCHCS = 65,5+ (9.56 x cân nặng) + (1.85 x chiều cao) – (4,68 x tuổi).
Câu 5. Có sự tương quan giữa độ to và chức năng của tuyến giáp không ?
Trong cường chức năng tuyến giáp do xuất hiện kháng thể kháng thụ thể tiếp nhận TSH, kháng thể này có tác dụng là tăng HM TG -> tăng kích thước TG
Ví dụ:
Trong suy giáp : Có 2 loại
Suy giáp có TG to : Do không đủ HM TG -> tăng tiết TSH -> Tăng kt TG
Suy giáp có TG không to : Do TG teo làm mất tổ chức TG -> Giảm TH HM
TG mặc dù tác dụng kích thích của TSH đối với tuyến yên vẫn còn.
Còn trong bệnh bướu giáp đơn thuần, kích thước tuyến giáp to để tăng trữ Iod nhưng không có cường năng tuyến giáp
Vậy không có tương quan.
Tham gia Group Vui Học Y để cùng trao đổi kiến thức y khoa các bạn nhé.
Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.