Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN
Gãy xương sườn:
Nắn dọc theo khung sườn để tìm điểm đau chói.
Tiếng lạo xạo của xương sườn.
Áp lòng bàn tay lên ngực bệnh nhân, khi bệnh nhân ho thấy tiếng lục cục của gãy xương.
Điều trị:
Toàn thân: giảm đau, thuốc ngủ.
Tại chỗ: phong bế ổ gãy.
Mảng sừơn di động:
Gãy 3 xương sườn liên tiếp trở lên.
Gãy 2 đầu.
Các loại:
Mảng sườn trước: gồm xương ức và các sụn sườn còn lại: loại này rất nặng do suy hô hấp và suy tuần hoàn.
Mảng sườn bên : hay gặp rối loạn hô hấp và tuần hoàn nặng.
Mảng sườn sau: ít di động, không cần cố định.
Nửa mảng sườn: xương sườn gãy 1 nơi di động theo kiểu bản lề ( ở trẻ)
Hậu quả chính là hô hấp đảo ngược và lắc lư trung thất.
Đặc điểm của mảng sườn là di động ngược chiều với thành ngực.
Xử trí:
Sơ cứu:
Dùng băng độn để đánh tụt mảng sườn vào trong.Dùng 1 cuộn băng đặt vào vùng mảng sườn rồi lấy 1 cuộn băng khác cuốn vòng quanh ngực.
Điều trị thực thụ:
Cố định ngoài: có thể nẹp Judet.
Xuyên đinh Kirscher.
Kéo liên tục bằng chỉ thép.
“Tràn máu màng phổi:
Tràn khí màng phổi:
(giống chấn thương ngực hở).”
Xẹp phổi:
Nguyên nhân: Do bít tắt đường hô hấp do dị vật, máu, đờm giải mà bệnh nhân ho kém vì đau.
Triệu chứng: dấu hiệu co kéo, khoảng liên sườn co kéo hẹp lại, trung thất bị kéo về bên phổi bệnh, cơ hoành bị kéo lên cao ( ngược lại với tràn khí là dấu hiệu ĐẨY).
Sử trí:
Giảm đau.
Kích thích ho và thở sâu.
Nếu không được phải soi hút phế quản.
Vỡ phế quản:
Vỡ gần chỗ chia khí phế quản.
Vỡ 1 phần hoặc đứt hoàn tòan.
Thường gãy xương sườn 1-3.
Khó thở nhiều, ho ra máu và tràn khí dưới da.
Tràn khí màng phổi dưới áp lực, tràn khí trung thất, phổi khôi nở được dù đã tăng áp lực hút.
Xử trí:
Nếu vết rách nhỏ, phổi nở lên được, tràn khí giảm xuống thì điều trị bảo tồn và soi phế quản để theo dõi tổn thương.
Rách lớn thì mổ hoạc khâu nối lại.
Vỡ động mạch chủ ngực do chấn thương:
Tan nạn với tốc độ nhanh.
Liệt hoặc giảm cảm giác ở 2 chân.
Chênh lệch huyết áp động mạch chi trên và chi dưới.
Tiêng thổi tâm thu trước ngực hoặc sau lưng.
Chụp phim ngực: trung thất mất hình quai động mạch chủ, đẩy lệch khí quản.
Chụp cắt lớp, chụp cản quang động mạch chủ ngực.
Xử trí:
Mổ cấp cứu khẩn trương.
Mổ trì hoãn khi đã hình thành túi phồng.
CHẤN THƯƠNG NGỰC HỞ
Là vết thương từ ngoài vào làm thủng khoang màng phổi làm khoang màng phổi
thông với bên ngoài.
Hô hấp đảo ngược.
Lắc lư trung thất.
Hô hấp đảo ngược:
Ở thì hít vào:
Khí vào qua đường hô hấp và đường vết thương => xẹp phổi tổn thương.
Không khí bên phổi bệnh => bên lành => phổi lành thở lại 1 phần khí cặn => trung thất bị đẩy sang bên phổi lành.
Ở thì thở ra:
Không khí cặng từ phổi lành sang bên phổi bệnh + ra ngoài qua đường hô hấp.
Trung thất trở về vị trí cũ.
Bệnh nhân luôn luôn phải thở lại 1 phân không khí cặn nên SaO2 phế nang giảm. Lắc lư trung thất:
Làm cản trở máu từ tĩnh mạch về tim => thiếu máu lên phổi => giảm trao đổi O2 ở
phổi.
Hô hấp đảo ngược + lắc lư trung thất => suy hô hấp ngày càng tăng => tử vong.
Xử trí bằng cách nhanh chóng bịt ngay lỗ vết thương.
Triệu chứng vết thương ngực hở:
Khó thở dữ dội.
Suy hô hấp.
Thở nhanh nông.
Co kéo cơ hô hấp phụ.
Vã mồ hôi.
Thở có bọt khí lẫn máu bắn ra ngoài.
Tiếng phì phò qua vết thương.
Hậu quả chính gây tử vong chính là hô hấp đảo ngược và lắc lư trung thất. Vêt thương ngực đã được bịt kín:
Có thể đã được sơ cứu.
Vết thương đã tự bịt kín.
Lâm sàng:
Hội chứng tràn máu màng phổi.
Hội chứng tràn khí màng phổi.
Tràn máu màng phổi:
Máu có thể từ thành ngực, vết thương tim, mạch máu lớn, nhu mô phổi… vào trong khoang màng phổi.
Hội chứng 3 giảm: gõ đục, RRPN giảm, Rung thanh giảm.
Phim phổi: tràn dịch màng phổi.
Máu vào khoang màng phổi:
– Ít: tự tiêu => ít để lại di chứng.
Nhiều: nếu không lấy ra được có thể gây dày dính màng phổi.
Nếu nhiễm trùng : gây mủ màng phổi, ổ cặn màng phổi.
Nếu đóng cục không thể chọc hút hay dẫn lưu được => mổ.
Tràn khí màng phổi:
H/C tràn khí màng phổi ( gõ trong, RRPN giảm, RT giảm).
XQ: viền sáng quanh phổi và dấu hiệu đẩy trung thất qua phía đối diện.
Tràn khí màng phổi thông thương:
Chọc hút hay dẫn lưu.
Có thể tràn khí thứ phát.
Tràn khí màng phổi dưới áp lực:
Khí vào khoang màng phổi theo kiểu valve 1 chiều => P trong khoang màng phổi tăng dần:
Ép phổi bệnh.
Đẩy trung thất về bên đối diện.
Bệnh nhân khó thở dữ dội, có thể ngừng thở.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.