Chỉ số Apgar và những điều cần biết

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

CHỈ SỐ APGAR

Thử nghiệm Apgar thường thực hiện hai lần cho trẻ: một lần vào lúc mới sinh và một lần sau đó 5 phút. Đôi khi, nếu có những vấn đề khá nguy hiểm cho trẻ thì thử nghiệm được làm thêm một lần nữa vào phút thứ 10 sau sinh.

Các nhân viên y tế đánh giá chỉ số này như thế nào?

Thử nghiệm bao gồm năm yếu tố dùng để đánh giá sức khỏe của b (mỗi yếu tố được cho điểm hoặc 2, 1, hoặc 0):

  • Nhịp tim
  • Hô hấp của trẻ (tần suất & cường độ)
  • Hoạt động & sự phối hợp của cơ
  • Phản ứng với các kích thích bên ngoài
  • Màu sắc của da

Bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y tá cộng điểm của năm yếu tố này lại để được chỉ số Apgar. Rất hiếm có trẻ được điểm cao nhất (10 điểm) ở lần thử nghiệm đầu tiên vì sự vận động của tay chân và da của trẻ không được hồng hào bằng sau đó 5 phút.

Bảng đánh giá chỉ số Apgar: Chỉ số Apgar

Dấu hiệu Apgar/ Điểm

2 1 0

Nhịp tim Trên 100 nhịp/ phút

Dưới 100 nhịp/ phút

Không đập

Nhịp thở (tần suất & cường độ)

Thở bình thường và thở sâu

Thở chậm hoặc không đều

Không thở

Phản ứng với các kích thích bên ngoài

Vẻ mặt có sinh khí, hắt hới hay bị ho với những kích thích ở vùng müi mặt

Chỉ cau có, nhăn mặt với những kích thích

Không cử động hoặc rất nhẹ

Hoạt động & sự phối hợp của cơ

Màu sắc da

Nhanh, mạnh, tự ý

Màu sắc bình thường (tay chân hồng hào)

Tay chân cọ quậy yếu

Màu sắc bình thường (nhưng tay chân hơi xanh

Không cử động hoặc rất nhẹ

Xanh tái cả người

Ý nghĩa của chỉ số Apgar:

Những đứa trẻ khỏe mạnh thường có chỉ số Apgar trên 7 điểm ở lần thử nghiệm đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ số này thấp từ 4 đến 6 không có nghĩa là b không thực sự khỏe mạnh, những b này cần được vài trợ giúp y khoa đặc biệt như cho thở oxy để giúp b thở hoặc hút đàm nhớt thêm trong đường hô hấp của trẻ.

B có chỉ số Apgar nhỏ hơn 4 nhất thiết cần phải được đặt trong tình trạng cấp cứu & cần sự chăm sóc đặc biệt như là trợ thở, truyền dịch hoặc các thuốc cần thiết (tham khảo thêm trong phần “Chăm sóc đặc biệt cho trẻ”)

Ở phút thứ 5 sau sinh, b được đánh giá lại bằng chỉ số Apgar, và nếu chỉ số này không cải thiện (vẫn không lớn hơn hay bằng 7) thì BS & y tá sẽ phải tiếp tục theo dõi b thật sát sao bằng các nghiệp vụ y khoa cần thiết.

Có những b sinh ra thực sự có vấn đề‐ nhất là tim & phổi‐ đa số do chưa thích ứng với môi trường sống ở ngoài tử cung. Bạn không nên lo lắng lắm, đa số các b có chỉ số Apgar dưới 7 ở lần thử nghiệm đầu tiên đều cải thiện ở lần thử nghiệm thứ hai hoặc thứ ba.

Tại sao Bạn cần biết chỉ số này?

Các bậc cha mẹ cần phải biết chỉ số Apgar này nhằm theo dõi b phòng khi cần thiết phải gọi sự trợ giúp từ BS. Cüng nên nhớ rằng chỉ số này không hứa hẹn một viễn cảnh lâu dài về sức khỏe, hành vi, hay những nổi bật về sau này. Rất ít b có chỉ số Apgar tối đa (10 điểm), những b có sức khỏe hoàn hảo về sau nhiều khi lại có chỉ số Apgar lúc sinh lại không cao.

Lưu ý rằng chỉ số Apgar hơi thấp (khoảng 7, 8) ở lần thử nghiệm đầu tiên hầu như là chuyện bình thường, đặc biệt ở những b được sinh trong những ca sản khó (sản phô có nguy cơ cao, can thiệp trong sản khoa‐ sinh có trợ giúp, sinh mổ‐ hay đa thai, …).

Chỉ số Apgar thấp cüng thường thấy trong các trường hợp sinh non (sinh thiếu tháng) do chức năng hô hấp của b chưa hoàn thiện. Khi nào các BS cần phải theo dõi b , họ sẽ giải thích cho bạn. Do vậy, hãy thư giãn sau khi trải qua cuộc “vượt cạn” đầy chông gai & giữ gìn sức khỏe để chăm sóc b

Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.