Có phải chẹn thụ thể tốt hơn ức chế men chuyển trong điều trị các bệnh lý liên quan tăng huyết áp ?

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

YKHOA247.com giải đáp thắc mắc cho các bạn sinh viên y khoa.

Thực sự các bạn không nên có khái niệm thuốc này ngon hơn thuốc kia, cứ mặc định là : thuốc đắt tiền sẽ ngon hơn, thế hệ sau ngon hơn thế hệ trước ( tùy đối tượng và tình trạng kinh tế). Khái niệm này chỉ dành cho bệnh nhân thôi, mặc dù chúng 80% là đúng.

TRẢ LỜI CÂU HỎI:

Đầu tiên là biết qua cơ chế 2 nhóm này, thực ra thì không có gì khác biệt mấy. Vẫn là tác động vào hệ RAA.

So sánh trực tiếp cũng không quá khác biệt.

So sánh trực tiếp giữa ACEIs và ARBs cho thấy ít có sự khác biệt về hiệu quả hạ huyết áp (Matchar và cộng sự, 2008) hoặc bảo vệ thận lâu dài (Kunz và cộng sự, 2008)

Sự khác biệt rõ ràng giữa ARBs và ACEIs là ARB không làm tăng mức kinin

✓ ACEI ức chế sự thoái hóa bradykinin hiệu quả hơn ức chế sự chuyển hóa tạo AngII.
✓ Bradykinin giúp

• cải thiện trương lực và cấu trúc mạch máu,
• tăng khả năng ly giải huyết khối
• bảo vệ mạch máu chống lại sự kết tập tiểu cầu và bạch cầu được hoạt hóa

Hiệu quả bảo vệ tim mạch của thuốc ức chế men chuyển là do tăng tác dụng bradykinin hơn là do giảm tác dụng của AngII.

TRÊN THỰC TẾ LÂM SÀNG: thì UCMC vẫn là sự lựa chọn số 1 vì tính phổ biến của nó trên thị trường. Có thể dùng chẹn thụ thể khi không có thuốc UCMC hoặc khi dùng UCMC gặp các tác dụng phụ như trên. Và quan trọng là BỆNH VIỆN ĐÓ CÓ THUỐC CHẸN THỤ THỂ ĐÓ HAY KHÔNG ?

Chúc các bạn sinh viên học tốt.

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.