Cường giáp – tiếp cận bệnh lý tuyến giáp từ triệu chứng đến chẩn đoàn và điều trị

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

Sau nhiều năm trời chờ đợi thì list video của bác sĩ  Dương Tấn Khánh từng công tác tại bộ môn nội đại học y dược huế đã quay trở lại.

Chắc hẳn các bạn sinh viên đã nghe đến kênh youtube của Khanh Duong rồi nhỉ ?

Mấy lần trước mình cũng đề cập đến giới thiệu những kênh youtube học lâm sàng hay cho sinh viên y khoa. Các bạn tham khảo bài viết này nhé.

Mình rất ấn tượng với chuyên mục ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH THEO KINH NGHIỆM của vị bác sĩ này.

List video hôm này mình muốn gửi đến các bạn đó là các bệnh lý của tuyến giáp. Rất hay gặp trên lâm sàng ở khoa nội tiết. Thực tế thì người già có những triệu chứng về các bệnh lý tuyến giáp rất hay gặp nha.

Mình biết có rất nhiều bạn khá lơ mơ và không biết tiếp cận sao cho đúng các bệnh lý cường giáp, viêm giáp… cái nào là cái chính, cái nào là cái cần nhớ. List video của vị bác sĩ này sẽ giúp bạn.

Bạn không nên bỏ qua những video như thế này ? Hãy lấy giấy và bút ra để học nhé.

Đầu tiên là slide bệnh lý tuyến giáp gồm rất nhiều phần quan trọng trong list video vị bác sĩ này chia sẻ. Các bạn cần nắm qua.

List video quan trọng:

Mục lục

• Video 1: Sinh lý tuyến giáp
• Video 2: Triệu chứng của cường giáp và nhược giáp
• Video 3: Các nguyên nhân gây cường giáp
• Video 4: Tiếp cận bệnh nhân cường giáp
• Video 5: Điều trị bệnh Basedow
• Video 6: Điều trị cơn bão giáp
• Video 7: Tiếp cận bệnh nhân có nhân tuyến giáp
• Video 8: Viêm tuyến giáp
• Video 9: Điều trị bệnh nhân bị suy giáp
• Video 10: Điều trị bệnh nhân bị suy giáp cận lâm sàng

Slide tóm gọn:


PREVIEW


DOWNLOAD HERE

CÁC VIDEO ĐỂ XEM: Chú ý, các bạn sinh viên nên xem hết video, mang tai nghe vào, lấy giấy và bút ra đề ghi chép.

ĐỪNG NÊN xem video rồi bỏ lỡ, sẽ tạo thói quen không tốt và bạn sẽ không động lại kiến thức gì đâu.
Xem list video tùy vào năng lực của các bạn, đối với các bạn Y3 thì nên xem hết. Y4 Y5 Y6 có thể chú trọng vào những phần mình muốn tìm hiểu.
CUỐI CÙNG là các bạn bấm ZOOM ở bên dưới để xem trên web luôn nhé. Nếu vào Youtube sẽ bị sao lãng bở phim, bởi ca nhạc… THẾ LÀ MẤT LUÔN CÔNG SỨC CHỊU KHÓ HỌC TẬP.
VIDEO SỐ 1: SINH LÝ TUYẾN GIÁP

 Các phần quan trọng cần nhớ trong sinh lý tuyến giáp:
Liên hệ lâm sàng
• Antithyroglobulin, anti-TPO: Viêm tuyến giáp Hashimoto
• Định lượng Thyroglobulin: Giúp xác định bệnh nhân bị cường giáp nội sinh hay ngoại sinh
Cấu trúc hormone giáp
• T3 – dạng hoạt động
• rT3 – dạng bất hoạt
Chuyển hóa T4
• T4:T3 bài tiết ra = 20:1
• T4 =>T3: dạng hoạt động chính của hormone giáp
• T4 => rT3: dạng bất hoạt
Liên hệ lâm sàng
• Chẹn Beta, Corticoid, PTU, hoạt hóa 5 monodeiodinase, ức chế 5’ monodeiodinase, tăng chuyển T4 => rT3, giảm chuyển T4 =>T3, ứng dụng điều trị cơn bão giáp
• Euthyroid sick syndrome: Hội chứng bình giáp bệnh lý
• Stress (phẩu thuật, bệnh nặng) =>↑ steroid => ↑ rT3, ↓T3, ↓T4.
• ↑Steroid => Feedback => ↓ TSH (tuy nhiên TSH vẫn có thể nằm trong giới hạn bình thường), ↓T4
• Trước đây người ta nghĩ bệnh nhân bình giáp, nhưng trên thực tế bệnh nhân có thể bị suy giáp trung ương mức độ nhẹ
• Tên mới: Nonthyroid sick syndrome – hội chứng bệnh lý không do tuyến giáp.
T3, T4 trong máu
• T1/2 T4: 6 ngày
• T1/2 T3: 1 ngày
• T4:T3 tiết ra: 20:1
• T4:T3 trong máu: 50:1
• T3 toàn phần = T3 kết hợp
+ T3 tự do (FT3)
• T4 toàn phần = T4 kết hợp
+ T4 tự do (FT4)
• Tăng TBG: có thai, liệu pháp estrogen
• Giảm TBG: hội chứng thận hư, suy gan
T3, T4 toàn phần không phản ánh chính xác hoạt động của hormone giáp.
Nồng độ cũng biến đổi tùy thuộc vào một số thay đổi sinh lý và bệnh lý.

DOWNLOAD: SINH LÝ TUYẾN GIÁP

Đây là file khá hay các bạn nên đọc qua 1 lần.

VẬY LÀ ĐÃ HỌC XONG SINH LÝ TUYẾN GIÁP , giờ hãy đến VIDEO số 2 bàn về triệu chứng của suy giáp và cường giáp. Hai mặt bệnh rất hay gặp khi đi lâm sàng. Các bạn Y3 Y4 đặc biệt phải xem để nhớ mãi nhé.
VIDEO 2: TRIỆU CHỨNG CỦA SUY GIÁP VÀ CƯỜNG GIÁP

CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ trong VIDEO số 2 này.
Chức năng của tuyến giáp
• B – Brain maturation
• B – Bone hormone
• B – Beta adrenergic effects
• B – basal metabolic ratet
• B – blood glucose
• B – break down lipid
• B – Baby surfactant
ÍT NHẤT cũng phân biệt được triệu chứng của suy giáp với cường giáp có gì khác nhau ?
Phù – Edema
• Phù ấn lõm – Pitting edema:
• Chủ yếu là nước ở mỗ kẽ
• Gặp trong suy tim, suy gan, suy thận.
• Phù ấn không lõm – Nonpitting edema
• Lắng đọng các chất khác ở mô kẽ
• GAGs => Phù niêm (myxedema)
• Bạch huyết => phù bạch huyết
• Mỡ => Phù mỡ
Các bạn xem slide để rõ hơn nhé. Trong video cũng đề cập đến rồi, công việc của bạn là chỉ cần nhớ những gì mà bạn cho là cần nhớ và được bác sĩ  Khanh Duong nhấn mạnh.
Xem xong video 2 thì qua VIDEO số 3. Các bạn nên xem theo thứ tự để hình thành nguyên tắc cho bản thân nhé. Y càng nhỏ không nên cưỡi ngựa xem hoa ?
VIDEO 3: CÁC BỆNH LÝ CƯỜNG GIÁP
Một số kiến thức quan trọng trong VIDEO số 3 mà sinh viên cần nhớ. Chú ý xem slide với video có nói kĩ rồi.
CƯỜNG GIÁP – TĂNG HẤP THỤ IOD PHÓNG XẠ

Bệnh lý tuyến giáp tự miễn
– Bệnh Basedow
Nhân giáp tăng tiết hormon giáp một cách tự phát
– U tuyến độc tuyến giáp (Toxic adenoma)
– Tuyến giáp độc đa nhân (Toxic multinodular goiter)
Cường giáp do tăng tiết TSH
– U tuyến yên tăng tiết TSH
Cường giáp do hCG
– Bệnh lý nguyên bào nuôi (Trophoblastic disease)
– Ốm nghén nặng (Hyperemesis gravidarum)
CƯỜNG GIÁP – GIẢM HẤP THỤ IOD PHÓNG XẠ

Viêm tuyến giáp
– Viêm tuyến giáp bán cấp (de Quervain)
– Viêm tuyến giáp im lặng (silent thyroiditis)
– Viêm tuyến giáp sau sinh
– Viêm tuyến giáp hashimoto
– Viêm tuyến giáp do phóng xạ
Tăng sử dụng hormone giáp ngoại sinh
Tăng sản xuất hormone giáp lạc chỗ
– U quái buồn trứng
– U tuyến giáp thể nang di căn (metastatic follicular thyroid carcinoma)
Bệnh Basedow
• TSH receptor antibodies (TRAb) kích thích vào receptor TSH
• Tăng tổng hợp T3, T4
• Tuyến giáp tăng sinh lan tỏa + tăng sinh mạch máu
• Phù niêm trước xương chày
• Lồi mắt – Bệnh lý mắt trong bệnh lý
Basedow

• TSH ↓, FT4 ↑
Chẩn đoán bệnh basedow
Một bệnh nhân đến khám với em với triệu chứng cường giáp, em khám thấy bệnh nhân có cổ lớn lan tỏa, có tiếng thổi tâm thu khi nghe ở tuyến giáp. Mắt bệnh nhân rồi ra. Có phù niêm trươc xương chày. Em xét nghiệm thấy TSH giảm, FT4 tăng, siêu âm thấy tuyến giáp lớn, lan tỏa và có tăng sinh mạch máu.
• Chẩn đoán Basedow mà không cần làm thêm xét nghiệm gì.
Nhân giáp
• Nhân nóng:

• Nhân hoạt động => tiết ra hormon giáp
• Tăng hấp thụ iod phóng xạ trên hình ảnh xạ hình
• 1 nhân nóng =>Toxic adenoma: u tuyến độc tuyến giáp
• Nhiều nhân nóng => Toxic multinodular goiter
• Nhân lạnh

• Nhân không hoạt động => không tiết ra hormon giáp
• Không hấp thụ iod phóng xa trên hình ảnh xạ hình
Radioactive iodine uptake test (RAIU) – Đo độ tập trung iod phóng xạ
Cường giáp T3
• TSH↓, T3↑, T4 bình thường
• Gặp trong giai đoạn đầu của Bệnh basedow và Nhân nóng tuyến giáp
Cường giáp T4
• TSH ↓, T4↑. T3 bình thường
• Cường giáp + giảm chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi
• Hội chứng bệnh lý không do tuyến giáp (Nonthyroid illness syndrome – Euthroid sick syndrome
• Amiodarone
Cường giáp cận lâm sàng
• TSH giảm nhưng nồng độ T4 và T3 trong giới hạn bình thường
Một bệnh nhân nữ 40 tuổi từ A Lưới nhập viện vì cơn đau thắt ngực, bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim và được đặt stent thành công vào động mạch liên thất trước. Bệnh nhân ổn định, xuất hiện. 2 tháng sau bệnh nhân quay lại, biểu hiện các triệu chứng đánh trống ngực, ra nhiều hồ hôi, kém chịu nóng, và tiêu chảy thường xuyên. Em xét nghiệm TSH thấy giảm và FT4 tăng cao. Chuyện gì đã xảy ra với bệnh nhân này?
Job – Basebow phenonemom
• Cường giáp do iod
• Thường gặp ở những bệnh nhân ở vùng dịch tễ thiếu Iod => bướu cổ
• Trong tuyến giáp của bệnh nhân có những vùng tự động sản xuất hormon giáp.
• Khi bệnh nhân sử dụng một lượng lớn iod
=> tăng tổng hợp T3, T4 ở những vùng này.
• Bệnh nhân cũng có thể có sẵn bệnh Basedow hoặc u tuyến độc tuyến giáp. Nhưng những bệnh này không biểu hiện vì thiếu iod. Khi đưa nhiều iod vào, sẽ biểu hiện bệnh lý.

Slide bài giảng bệnh Base Dow của giáo sư Trần Hữu Dàng. Được biết thầy Dàng đang là giảng viên bộ môn nội trường đại học Y dược Huế và kiêm luôn chức Chủ tịch hội nội tiết Việt Nam.

Các kiến thức mà thầy Dàng dạy là cực hay và lôi cuốn. Đây là slide của thầy:

BỆNH BASEDOW

❗ CHÚ Ý: Link có gắn quảng cáo.

⏩ Để tải được tài liệu các bạn có thể xem qua: CÁCH TẢI TÀI LIỆU

✡️ Khi bạn tải tài liệu qua link trên có nghĩa là bạn đang góp phần duy trì sever website hoạt động.

♻️ YKHOA247.com cám ơn sự đồng hành của bạn.

XEM XONG 3 VIDEO NÀY  RỒI ! BƯỚC THÊM LEVEL CAO HƠN NÀO !
Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.