Da kề da và những điều cần biết

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

Bước đầu của việc cho bú sau sinh- phương pháp da kề da

Trước khi mở đầu, mình xin gửi lời cảm ơn đến bác sĩ Nguyễn Hoàng Long đã dành thời gian và kinh nghiệm hướng dẫn cũng như gợi ý cho mình về chủ đề ngày hôm nay, mình cũng chân thành cảm ơn các bạn và các anh chị đã đến dự buổi chuyên đề hôm nay của câu lạc bộ sản khoa.

Rất hy vọng là mọi người sẽ thích thú với bài trình bày này.

Để bắt đầu, mình xin đặt câu hỏi cho các bạn: các bạn có thể cho mình biết những lợi ích nào của phương pháp da kề da sau sinh?

(các bạn có thể trả lời bằng tiếng việt và sẽ có quà dù là 1 ý đúng^^)

Như vậy là ít nhiều thì ai cũng đã nghe qua về phương pháp da kề da ngay sau sinh. Tuy nhiên, hôm nay mình sẽ trình bày rõ hơn về định nghĩa, lí do và tại sao phải áp dụng da kề da ngay sau sinh( STSC-skin to skin contact).

Bài này có 5 phần chính: mục đích

định nghĩa

lí do

lợi ích

kết luận

I. Mục đích:

– Nêu được định nghĩa của STSC.

– Nêu được những lợi ích của STSC.

II. Định nghĩa:

– Da kề da sau sinh là sự ôm ấp bé vào lòng mẹ, là sự gần gũi giữa bé và cơ thể người mẹ mà không có mặc áo quần, tuy nhiên đứa bé có thể được quấn tả hoặc chỉ cần đắp 1 tấm săng để giữ ấm.

– Ngay sau sinh, bé nên được đặt ngay lên bụng hoặc ngực của mẹ, da bé tiếp xúc trực tiếp với da mẹ.

– Nếu điều kiện phòng sinh cho phép, hãy thực hiện phương pháp da kề da ít nhất trong 1 giờ đầu sau sinh, tốt hơn thì nên kéo dài trong nhiều giờ sau đó.

III. Lí do nên thực hiện da kề da sau sinh:

– Tất cả mọi thứ xảy ra đều có lí do của nó. Vậy thì tại sao chúng ta nên thực hiện da kề da?

– Mình xin đưa ra 5 lí do:

+ Chắc hẳn các bạn đều biết về hormone adrenaline. Đó là hormone gây hưng phấn và stress. Khi 1 đứa bé sinh ra đời, nó sẽ phải đối mặt với một môi trường bên ngoài hoàn toàn khác so với dịch ối trong tử cung người mẹ nên nồng độ adrenaline trong máu của bé thường cao, vì vậy STSC sẽ giúp làm dịu bé và có đủ khả năng thích nghi với cuộc sống mới đầy thú vị.

+ Theo WHO:

♡ Da kề da là bước đầu trong 10 bước đảm bảo những điều kiện đủ để nuôi con bằng sữa mẹ thành công tại bệnh viện

♡ Da kề da nằm trong bước thứ 4 trước khi giúp bà mẹ cho con bú trong 30 phút đầu

♡ WHO khuyến cáo nên cho da trẻ tiếp xúc ngay với da của mẹ ngay sau sinh ít nhất trong 1 giờ đầu

♡ Da kề da hỗ trợ trẻ bú mẹ và tận hưởng được nguồn sữa non

+ STSC không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ sơ sinh bình thường mà còn cực kì hữu ích cho những đứa bé phải nằm tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt.

+ STSC hỗ trợ giai đoạn sau sinh qua việc tiếp nối duy trì sự bú mẹ.

+ Có thể thực hiện tốt ngay cả khi mổ lấy thai.

IV. Lợi ích:

Đối với bé:

– Những lợi ích đối với trẻ đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu gần đây.

– Hỗ trợ cho giai đoạn chuyển tiếp từ thai nhi cho đến đời sống sơ sinh bên ngoài.

– Đảm bảo sự ổn định về hành vi và khả năng thích nghi của trẻ với môi trường.

– Đem đến những lợi thế to lớn trong những giờ đầu sau sinh như tạo thuận lợi cho bé thực hiện hành vi bú mẹ 1 cách sinh học (baby biological nurture), bao gồm sự tìm, sờ và nắm bắt vú mẹ thông qua phản xạ nguyên thủy sơ sinh( primitive neonatal reflexes). Để thực hiện sự bú thành công thì bé luôn cần thời gian và sự quan tâm đặc biệt từ người mẹ, đó là lí do STSC được khuyến khích.

– Tiếp sau đó là duy trì việc bú mẹ, thông qua tiếp xúc da kề da, bé sẽ ngửi và cảm nhận mùi cơ thể mẹ, cũng như nghe thấy giọng nói của mẹ. Bạn biết không, vú chưa được rửa kĩ là điều tốt nhất, vì nó giữ cho sự tiết những giọt sữa non quý giá được đứa bé bú lấy. (hãy nói 1 chút về sữa non, đó là nguồn sữa tốt nhất được tiết ra trong 50 phút đầu tiên, đủ lâu để không chịu những tác dụng khác từ thuốc được sử dụng trong quá trình sinh nở)

– STSC giúp duy trì và hằng định nhịp tim thai, huyết áp, nhiệt độ, nồng độ oxy trong máu cũng như glucose máu.

– STSC khiến cho trẻ khóc ít hơn vì vậy nên glucose máu càng ổn định hơn, STSC cũng giúp làm giảm sự đau đớn ở bé do các thủ thuật tiêm chích sau sinh. Nghiên cứu cho thấy sự chia cách với mẹ ngay sau sinh sẽ làm tăng nồng độ adrenaline lên gấp 3 lần, và tỷ lệ này sẽ giảm đi 74% khi bé được đưa trở lại vòng tay mẹ.

– STSC giúp bé có được những lợi khuẩn từ mẹ, nhờ đó tăng khả năng chống chọi với các nhiễm khuẩn bệnh viện.

– Quan trọng hơn cả là tạo nên cầu nối tình cảm giữa mẹ và bé.

Đối với bà mẹ:

– Giúp làm tăng nồng độ hormone oxytocin, hỗ trợ cho sự bong nhau và giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

– Làm tăng và hằng định nhiệt độ ở vùng bụng và ngực mẹ, vì vậy sẽ giúp sưởi ấm cho bé tốt hơn.

– STSC giúp kích thích sự tiết sữa ở vú mẹ.

– Tạo nên ảnh hưởng tích cực qua việc làm dịu cơn đau và giúp bà mẹ cảm thấy thoải mái hơn.

– Điều quan trọng hơn là tạo nên cầu nối giữa mẹ và bé.

V. Kết luận:

– Qua buổi chuyên đề này,mình muốn nhấn mạnh 2 ý chính, đó là:

♡chứng minh rằng phương pháp da kề da ngay sau sinh có rất nhiều lợi ích tích cực cho cả mẹ và bé.

♡nếu điều kiện sau sinh của trẻ cho phép, phương pháp da kề da sau sinh nên được khuyến khích bất kể lúc nào.

Vâng, mình xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn đã đến lắng nghe. Mong rằng sẽ nhận được sự góp ý từ các bạn về buổi chuyên đề hôm nay, cũng như sự ủng hộ của các bạn dành cho câu lạc bộ sản khoa. Mình xin cảm ơn^^

Tài liệu tham khảo: Maternal and child nutrition volume 10, issue 4, pages 456-473

Skin to skin contact pamplets( the New Zealand breastfeeding Alliance NZBA)

Breastfeeding: Instinct or instruction?- Suzanne Colson

Biological nurture Bergman 2008

Counselling the nursing mother a lactation consultant’s guide

Save the children organisation

Healing arts press, 2002.

Người hướng dẫn: Bs Nguyễn Hoàng Long

Sinh viên thực hiện và trình bày: Trương Phương Hoàng

Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.