Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
ĐAU QUẶN THẬN
Hướng dẫn điều trị sỏi niệu của Hội Tiết niệu châu Âu (phiên bản 3/2013) [6]
Chẩn đoán
Khuyến cáo | LE | GR |
Chụp cắt lớp vi tính hệ niệu không cản quang (NCCT), chẩn đoán BN đau quặn thận do sỏi niệu
Chụp hệ niệu có cản quang, như UIV hay chụp cắt lớp có cản quang được chỉ định khi cần điều trị sỏi thận |
1a
3 |
A
A |
-
-
- Chụp cắt lớp vi tính hệ niệu không cản quang: NCCT (non-contrast enhanced computed tomography) là chẩn đoán tiêu chuẩn vàng trong cơn đau quặn thận [6]
- Siêu âm là bước CĐHA đầu tiên trước mọi tình trạng cấp cứu đau quặn thận
-
[6]
So sánh siêu âm với chụp cắt lớp hệ niệu không cản quang (NCCT), cho thấysiêu
âm có độ nhạy 70%, nhưng độ đặc hiệu 94,4% [3]. Sỏi có kích thước càng lớn thì siêu âm càng chẩn đoán chính xác. Siêu âm thuận lợi khi theo dõi diễn tiến sỏi thận và ít độc hại, do không bị phơi nhiễm tia xạ như chụp X quang cắt lớp. Siêu âm thận bên phải phát hiện sỏi thận dễ hơn bên trái, do so sánh được với cửa sổ âm từ gan [3].
-
-
- KUB chỉ có ích khi phát hiện sỏi cản quang và so sánh giữa các lần theo dõi điều trị sỏi [6]
- Chụp hệ niệu có cản quang (UIV) [1] Đánh giá chức năng thận. Khi chụp UIV thấy thận không bài tiết, không thấy hình ảnh đài bể thận thì không có nghĩa là thận đã mất chức năng. Cần phải chụp chậm hệ niệu cản quang sau 60 phút, sau 120 phút, hoặc tiêm lasix (furosemide) để kích thích thận hoạt động mới đánh giá đúng chức năng thận.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng khác cho bệnh nhân cấp cứu sỏi niệu [6]
-
NƯỚC TIỂU | GR |
Phân tích nước tiểu : BC, HC, Nitrite, pH | A |
Cấy nước tiểu / soi tươi | A |
MÁU | |
Creatinin, acid uric, ion đồ, CRP | A |
Công thức máu | A |
Nếu có kế hoạch điều trị: chức năng đông máu như PTT và INR | A |
Điều trị cấp cứu đau quặn thận [6]
Khuyến cáo điều trị giảm đau và dự phòng đau quặn thận tái phát
LE | GR | |
Lựa chọn đầu tiên: khởi đầu với NSAID: diclofenac, indomethacin hoặc ibuprofen | 1b | A |
Lựa chọn thứ 2: hydromorphine, pentazocine và tramadol | 4 | C |
Dùng α- blockers để giảm tái phát đau quặn thận | 1a | A |
Diclofenac có ảnh hưởng lên độ lọc cầu thận (GFR) ở bệnh nhân có giảm chức năng thận; nhưng không tác động gì khi bệnh nhân có chức năng thận bình thường (LE: 2a)
Khuyến cáo làm giảm tác động gây đau tái phát sau khi đã có cơn đau quặn thận.
Đau quặn thận có thể kèm sốt và rét run trong trường hợp có nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khá nguy hiểm vì xảy ra trên thận đang bị ứ đọng nước tiểu và đe dọa trầm trọng chức năng thận phía trên sỏi. Cần dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu [4] [5]
Đối với sỏi niệu quản [6]
KHUYẾN CÁO | LE | GR |
BN mới chẩn đoán có sỏi NQ < 10mm và chưa có chỉ định tích cực can thiệp lấysỏi, lựa chọn đầu tiên là theo dõi định kỳ | 1a | A |
Các BN này cần điều trị thuốc làm tống xuất sỏi trong khi theo dõi định kỳ | 1a | A |
-
- Đối với sỏi thận [6]
KHUYẾN CÁO | GR |
Sỏi thận nên được điều trị khi sỏi lớn, sỏi gây tắc nghẽn, sỏi kết hợp nhiễm khuẩn và sỏi gây đau cấp/ hoặc gây đau dai dẳng | A |
Nếu chưa cần điều trị, sỏi thận đó cần được theo dõi định kỳ | A |
-
- Thuốc làm tống xuất sỏi (medical expulsive therapy- MET) [6]
LE | GR | |
α- blockers được chỉ định | A | |
Không khuyến cáo α- blockers cho trẻ em và phụ nữ có thai do hạn chế số liệu trên nhóm dân số đặc trưng này | A | |
Các BN được chọn điều trị tống xuất sỏi tự nhiên cần được kiểm soát đau, không có bằng chứng lâm sàng nhiễm khuẩn niệu, và theo dõi chức năng thận | A | |
Theo dõi vị trí sỏi di chuyển hoặc độ ứ nước thận | 4 | A |
- Nếu điều trị nội làm giảm đau quặn thận không hiệu quả, can thiệp chuyển lưu nước tiểu như đặt thông niệu quản, mở thận ra da hoặc mổ lấy sỏi nên được tính đến [6]
- Chẩn đoán nguyên nhân gây đau quặn thận có thể khó khăn và phức tạp, vì vậy chủ yếu không phải là chữa hết cơn đau quặn thận mà chính là tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc [2]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
- Ferrandino MN, Pietrow PK, Preminger GM (2012). Evaluation and Medical Management of Urinary Lithiasis, chapter 46, Section XI in Alan J. Wein (eds): Campbell-Walsh Urology,10th ed, pp. 1287-1323.
- Ngô Gia Hy (1980). Cơn đau bão thận. Niệu học, tập I, NXB Y học, tr.331-339.
- Kanno T, Kubota M, Sakamoto H, Nishiyama R, Okada T, Higashi Y, Yamada H (2014). The efficacy of ultrasonography for the detection of renal stone. Urology, 8/2014, Elsevier Inc;84(2):285-288.
- Nguyễn Mễ (2003). Sỏi niệu quản. Bệnh học Tiết niệu, Hội tiết niệu – Thận học Việt Nam. NXB Y học, tr.244-248
- Trần Văn Sáng (1998). Sỏi tiết niệu. Bài giảng bệnh học niệu khoa, NXB Mũi Cà Mau, tr.106-155
- Türk C, Knoll T, Petrik A, Sarica K, Straub M, Seitz C (2017). European Association of Urology guidelines on urolithiasis. 2017.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.