Đề cương ôn thi nội trú môn giải phẫu học

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

Nội dung tài liệu

Mô tả xương hàm dưới
Mô tả nền sọ trong
Mô tả các tam giác cổ
Mô tả các môi trường trong suốt của nhãn cầu
Mô tả hình thể ngoài thân não
Mô tả mặt trên ngoài đoan não
Mô tả hình thể trong thanh quản
Mô tả dây thần kinh vận nhãn
Mô tả dây thần kinh sinh ba
Mô tả dây thần kinh mặt
Mô tả xương vai
Mô tả cấu tạo, nhánh tận của đám rối thần kinh cánh tay
Mô tả các cơ vùng cánh tay trước
Mô tả xương đùi
Mô tả xương chày
Mô tả hình thể ngoài và liên quan của tim
Mô tả hình thể ngoài của phổi
Mô tả giới hạn và phân khu của trung thất, kể tên các thành phần được
chứa đựng trong trung thất tương ứng
Mô tả hình thể ngoài và liên quan của dạ dày
Mô tả hình thể ngoài và liên quan của gan.
Mô tả hình dạng, vị trí và liên quan của manh tràng và ruột thừa
Mô tả hình thể ngoài, kích thước và liên quan của thận
Mô tả buồng trứng
Mô tả tử cung: hướng, tư thế, hình thể ngoài và liên quan
Mô tả âm đạo

Câu 1. Xương hàm dưới
Xương hàm dưới là một xương đơn hình móng ngựa, có một thân và hai ngành
hàm, ngành hàm tiếp khớp với xương thái dương bằng một khớp động là khớp
thái dương – hàm dưới.
1. Thân xương: có hai mặt.
1.1. Mặt ngoài
Ở giữa nhô ra thành lồi cằm, hai bên lồi cằm có lỗ cằm và đường chéo.
1.2. Mặt trong (hay mặt sau)
Ở giữa có bốn mấu nhỏ gọi là gai cằm, hai bên gai cằm là đường hàm móng để
cơ hàm móng bám. Trên đường hàm móng là hố dưới lưỡi để tuyến nước bọt
dưới lưỡi nằm; dưới đường hàm móng là hố dưới hàm để cho tuyến nước bọt
dưới hàm nằm.
1.3. Bờ trên: có 16 huyệt răng.
1.4. Bờ dưới: có hố cơ hai thân.
2. Ngành hàm
Hướng lên trên và ra sau, tận cùng bằng hai mỏm. Ở trước là mỏm vẹt; sau là
mỏm lồi cầu. Mỏm lồi cầu gồm có hai phần: chỏm hàm dưới và cổ hàm dưới.
Giữa mỏm lồi cầu và mỏm vẹt là khuyết hàm dưới. Ngành hàm có hai mặt và bốn
bờ.
2.1. Mặt ngoài
Có nhiều gờ để cơ cắn bám.
2.2. Mặt trong
Có lỗ hàm dưới để cho mạch máu và thần kinh huyệt răng dưới đi qua, lỗ này
được che phủ bởi một mảnh xương gọi là lưỡi hàm dưới, đây là một mốc giải
phẫu quan trọng để gây tê trong nhổ răng.
Ngành hàm và thân xương hàm dưới gặp nhau ở góc hàm, một mốc giải phẫu
quan trọng trong giải phẫu và nhân chủng học.

4

Xương hàm dưới

A. Thân xương hàm dưới B. Ngành hàm

1. Chỏm hàm dưới 2. Cổ hàm dưới 3. Khuyết hàm dưới 4. Mỏm vẹt 6. Lưỡi hàm
dưới 7. Lỗ hàm dưới 9. Răng 10.Đường hàm móng 11.Lồi cằm

13.Góc hàm 14.Đường chéo 15.Lỗ cằm

5

Câu 2. Nền sọ trong
Nền sọ trong gồm ba hố sọ từ trước ra sau như hình bậc thang:
1. Hố sọ trước: Nâng đỡ thùy trán của đại não, cấu tạo bởi: phần ổ mắt của
xương trán, mảnh sàng, cánh nhỏ và phần trước của thân xương bướm. Có các
chi tiêt sau:
– Ở giữa có: mào trán, lỗ tịt, mào gà, rãnh giao thoa thị giác, mà hai đầu
rãnh là hai lỗ ống thị giác, ống này có dây thần kinh thị giác (II) và động mạch
mắt đi qua.
– Hai bên có các lỗ sàng để cho các sợi của dây thần kinh khứu giác (I) đi
qua.
Giới hạn giữa hố sọ trước và hố sọ giữa là bờ sau cánh nhỏ xương bướm và
rãnh giao thoa thị giác. Ở đây có khe ổ mắt trên do cánh nhỏ và cánh lớn xương
bướm tạo nên, qua khe ổ mắt trên có các dây thần kinh III, IV, VI và nhánh mắt
của dây thần kinh sinh ba (V) đi qua.
2. Hố sọ giữa
Nâng đỡ thùy thái dương của đại não. Cấu tạo bởi phần giữa của thân
xương bướm, cánh lớn xương bướm và mặt trước phần đá xương thái dương.
Gồm có các chi tiết sau.
– Hố tuyến yên và các mỏm yên bướm trước và mỏm yên bướm sau.
– Khe ổ mắt trên có các dây thần kinh III, IV, VI và nhánh mắt của dây
thần kinh sinh ba (V), các tĩnh mạch mắt đi qua.
– Lỗ tròn: có nhánh thần kinh hàm trên của dây thần kinh sinh ba đi qua.
– Lỗ bầu dục: có nhánh thần kinh hàm dưới của dây thần kinh sinh ba đi
qua.
– Lỗ gai: có động mạch màng não giữa đi từ ngoài vào trong sọ.
– Lỗ rách: có một màng xơ sụn che phủ và dây thần kinh ống chân bướm đi
qua.
– Vết ấn của dây thần kinh sinh ba có hạch sinh ba nằm.
3. Hố sọ sau
Nâng đỡ tiểu não và thân não. Cấu tạo bởi lưng yên, mặt sau phần đá
xương thái dương, một phần của xương chẩm. Gồm có các chi tiết sau.
– Lỗ lớn có hành não đi qua.
– Lỗ ống tai trong có các dây thần kinh số VII, VIII đi qua.
– Lỗ tĩnh mạch cảnh có các dây thần kinh số IX, X, XI và tỉnh mạch cảnh
trong đi qua.
– Ông thần kinh hạ thiệt có dây thần kinh hạ thiệt đi qua.
– Ông lồi cầu có tĩnh mạch liên lạc đi qua.
Ngoài ra còn có rãnh của các xoang tĩnh mạch như xoang tĩnh mạch ngang,
xoang tĩnh mạch sigma…

6
Ranh giới giữa hai hố sọ giữa và sau là bờ trên phần đá xương thái dương,
ở bờ này có lều tiểu não bám, lều tiểu não có khuyết lều tiễu não họp với giới hạn
trước của lưng yên tạo thành một lỗ để cho thân não đi qua. Lỗ này hay xảy ra
thoát vị thuỳ thái dương của não gọi là thoát vị khuyết lều tiểu não.

Câu 3. Các tam giác cổ
Người ta thường chia vùng cổ trước thành hai tam giác dựa vào mốc giải phẫu là
cơ ức đòn chũm đó là: tam giác cổ trước và tam giác cổ sau.
1. Tam giác cổ trước
Các cạnh là: bên ngoài là cơ ức đòn chũm, phía trên là xương hàm dưới, phía
trước là đường giữa cổ. Tam giác cổ trước thường được chia thành ba tam giác
nhỏ.
1.1. Tam giác dưới hàm
Các cạnh là xương hàm dưới, bụng trước và bụng sau cơ hai thân, tam giác dưới
hàm chứa tuyến nước bọt dưới hàm, động mạch mặt, tĩnh mạch mặt và các nốt
bạch huyết.
1.2. Tam giác cảnh
Được giới hạn phía trên bởi bụng sau cơ hai thân, phía sau là cơ ức đòn chũm,
phía dưới là bụng trên cơ vai móng. Tam giác cảnh chứa xoang cảnh, đoạn trên
của bao cảnh, thân giao cảm cổ.

Tham khảo file chi tiết

Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.