Dị tật bẩm sinh vùng rốn – teo cơ hoành bẩm sinh

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

DỊ TẬT BẨM SINH VÙNG RỐN

Phân loại:

Khiếm khuyết thành bụng bẩm sinh:

Di tật sổ thành bụng bẩm sinh (omphalocele).

Dị tật sổ tạng bẩm sinh (gastroschitis).

Rốn lồi: vòng gân rốn không đóng kín, trẻ mới sinh thiếu tháng lại

thường khóc nhiều → nguy cơ thoát vị rốn.

Tồn tại ống niệu rốn (tức là dây chằng treo bàng quang – Orachus)

Bình thường ống này tắc trước khi sinh. Nhưng do bất thường (tắc nghẽn đường niệu), không tắc ống niệu rốn được .

Khi tồn tại ống này: vì biểu mô của nó giống biểu mô đường mật cũng như đường bài niệu nên khi có điều kiện thuận lợi là viêm nhiễm, tắc nghẽn thì nguy cơ tạo sỏi rất cao.

Điều trị bằng phẫu thuật thắt ống niệu rốn trên đáy bàng quang.

Tồn tại ống rốn tràng: bình thường vào khoảng tháng thứ 9 của thai kì, ruột vào trong lại, và đóng thành bụng.Do khiếm khuyết nên tạo ống thông giữa ruột và rốn.

Túi thừa Merkel là di tích của ống rốn tràng.

=>Các biểu hiện khác của ống rốn tràng:

Chú ý: đối với omphalocele không nên ghi là thoát vị rốn vì không có da che phủ  da phát triển theo cân cơ, cân cơ không có thì da cũng không có.

Gastroschitis: trong quá trình đóng kín ổ bụng, đường trắng giữa bên (P) bị khiếm khuyết nên ruột lòi ra ngoài. Thường gặp ở những bà mẹ trẻ (20 – 21 tuổi) – nhất là hút nhiều thuốc.

TEO THỰC QUẢN BẨM SINH

word image 94

Thường kèm theo dò khí – thực quản: thức ăn từ thực quản dò vào khí quản – nguy cơ viêm phổi cao.

80% teo là có dò khí thực quản và chỉ liên quan đến khí quản hoặc phế quản gốc, ít khi ảnh hưởng đến phế quản phải hoặc trái.

Nếu không có dò: chụp phim trẻ hoàn toàn không có hơi trong ổ bụng.

Nếu có hơi: chứng tỏ có dò khí quản – thực quản.Vị trí dò cao nhất là phế quản gốc. Không dò vào phế quản trái phải

Chẩn đoán lâm sàng:

Dấu hiệu “sùi bọt cua” xuất hiện khoảng 2 – 3h sau khi trẻ sinh – do trẻ không nuốt được nước bọt

Nếu cho trẻ bú – trẻ sặc sữa và suy hô hấp.

Chụp phim:

Nếu không có hơi trong ổ bụng: I, II.

Ho và sặc liên tục: II.

Bú thì mới sặc: Type I.

Nếu có hơi trong ổ bụng: III, IV, V.

Dùng sonde để thăm dò: khi luồng sonde vào, xuống được một đoạn thì mắc lại, không xuống nữa.Chụp XQ để xác định vị trí. Hoặc dùng ống sonde mềm, luồng ống sonde qua mũi thì thấy đầu kia của sonde chui ra ở lỗ mũi bên cạnh hoặc qua miệng.

Chẩn đóan trước sinh:

Mẹ đa ối (thai nhi không nuốt được nước ối)

Không thấy hình ảnh của dạ dày trước sinh.

Thấy hình ảnh của túi bịt (nếu bs siêu âm giỏi): hình túi bịt trên giãn.

Chẩn đoán trước sinh:

Teo thực quản là 1 cấp cứu nhưng không tuyệt đối ( ví dụ nếu thể trạng của trẻ không ổn định, viêm phổi thì phải hỗ trợ trước cho trẻ trước khi mổ bằng cách dẫn lưu tư thế (trẻ nằm đầu thấp) hoặc đặt sonde dẫn lưu từ phần màng (túi bịt của đầu TQ bị teo)

85% các trường hợp 2 đoạn thực quản gần nhau  chỉ cần cắt ra và nối lại mà thôi.

Nếu 2 đoạn thực quản cách xa nhau – kéo

Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.