Điện tâm đồ trong một số bệnh lý tim mạch

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

YKHOA247.com xin gửi đến độc giả slide bài giảng Điện tâm đồ trong một số bệnh lý tim mạch. Bạn đọc có thể xem online tại file bên dưới.

ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG MỘT SỐ BỆNH LÝ KHÁC

THS. BS. PHAN THÁI HẢO

BỘ MÔN NỘI TỔNG QUÁT

BÀI GIẢNG LỚP ĐIỆN TÂM ĐỒ CƠ BẢN 2017

NỘI DUNG

Bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim hạn chế Amyloidosis

Bệnh cơ tim dãn nỡ

Viêm màng ngoài tim cấp

Tràn dịch màng ngoài tim và viêm màng ngoài tim co thắt

Thuyên tắc phổi cấp

Khí phế thũng

Xuất huyết nội sọ

Suy giáp

Cường giáp

BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI TIÊU CHUẨN 1. Dầy thất trái ( R cao từ V2 đến V5). 2. Q sâu, hẹp ở chuyển đạo ngực trái (aVL và V6). 3. Lớn nhĩ trái (tăng phần P âm ở V1) BỆNH CƠ TIM HẠN CHẾ AMYLOIDOSIS TIÊU CHUẨN 1. Biên độ thấp chuyển đạo chi. 2. Trục lệch trái kiểu block phân nhánh trái trước. 3. Hình ảnh giả nhồi máu cơ tim. 4. PR kéo dài. BỆNH CƠ TIM DÃN NỞ TIÊU CHUẨN (tam chứng) 1. Biên độ thấp chuyển đạo chi. 2. QRS cao ở chuyển đạo trước ngực. 3. R cắt cụt từ V1 đến V4. VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CẤP TIÊU CHUẨN Gồm 4 giai đoạn 1. ST chênh lõm các chuyển đạo, PR chênh xuống trừ chuyển đạo avR và V1, không có hình ảnh soi gương. 2. ST, PR trở về đẳng điện, sóng T dẹt. 3. Sóng T đảo lan tỏa. 4. Sóng T trở về bình thường. TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CO THẮT TIÊU CHUẨN 1. Điện thế thấp. 2. ST chênh lên lan tỏa các chuyển đạo. 3. Điện thế so le. THUYÊN TẮC PHỔI CẤP TIÊU CHUẨN 1. Trục QRS lệch phải. 2. Dấu hiệu “S1Q3T3”. 3. Block nhánh phải hoàn toàn hay không hoàn toàn. 4. Tim xoay theo chiều kim đồng hồ, chuyển đạo chuyển tiếp về phía V6, S ở V6. 5. ST chênh lên ở V1 và aVR. 6. R cao ở V1 7. QRS < 5 mm ở chuyển đạo dưới. 8. Loạn nhịp: nhịp nhanh xoang, rung nhĩ/cuồng nhĩ. 9. Tăng gánh thất phải: T đảo V1 đến V3. và (II, III, aVF). 10. Lớn nhĩ phải (P phế). THUYÊN TẮC PHỔI CẤP KHÍ PHẾ THŨNG TIÊU CHUẨN Xác định khí phế thũng A. Trục sóng P >+60 độ ở chuyển đạo chi và hoặc. B. 1. R và S ≤ 7mm ở chuyển đạo chi và. 2. R ≤ 7mm ở V6 hoặc. C. SV4 ≥ RV4. Có thể khí phế thũng A. Trục sóng P >+60 độ ở chuyển đạo chi và hoặc. B. 1. R và S ≤ 7mm ở chuyển đạo chi và. 2. R ≤ 7mm ở V6 hoặc. KHÍ PHẾ THŨNG XUẤT HUYẾT NỘI SỌ TIÊU CHUẨN 1. T đảo, rộng ở chuyển đạo trước ngực. 2. QTc kéo dài. 3. Nhịp chậm SUY GIÁP TIÊU CHUẨN 1. Biên độ thấp ở tất cả chuyển đạo. 2. T đảo nhưng không có ST chênh ở nhiều hay tất cả chuyển đạo. 3. Nhịp chậm xoang Trước điều trị Sau điều trị CƯỜNG GIÁP TIÊU CHUẨN 1. Biên độ cao ở tất cả chuyển đạo giống lớn nhĩ phải hay dầy thất trái. 2. Nhịp nhanh xoang hay rung nhĩ HẠ THÂN NHIỆT TIÊU CHUẨN 1. Các khoảng RR,PR, QRS, QT có thể kéo dài. 2. Xuất hiện sóng Osborn. BÉO PHÌ NHỮNG THAY ĐỔI 1. Nâng cao vòm hoành làm trục điện tim lệch về bên trái. 2. Tăng công cơ tim. 3. Tăng khoảng cách giữa tim và điện cực ghi nên biên độ điện thế thấp VIÊM TỤY CẤP NHỮNG THAY ĐỔI 1. ST chênh lên giống nhồi máu cơ tim cấp. 2. Thay đổi sóng T không đặc hiệu. 3. Nhịp nhanh xoang. 4. QTc kéo dài và block dẫn truyền trong thất Những thay đổi này có thể do các chất chuyển hóa, do phản xạ thần kinh, do co thắt mạch vành hay do các chất tiêu protein TĂNG KALI MÁU NHỮNG THAY ĐỔI 1. T cao nhọn, đối xứng. 2. QRS rộng. 3. PR kéo dài. 4. P dẹt. 5. Mất sóng P. 6. Xuất hiện sóng hình sin. HẠ KALI MÁU NHỮNG THAY ĐỔI 1. T dẹt hay đảo. 2. Sóng U cao. 3. ST chênh xuống nhẹ. 4. P cao, rộng. 5. PR kéo dài. 6. Ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất. 7. QTc kéo dài. TĂNG CALCI MÁU NHỮNG THAY ĐỔI QTc ngắn GIẢM CALCI MÁU NHỮNG THAY ĐỔI QTc kéo dài TĂNG GIẢM MAGNE MÁU NHỮNG THAY ĐỔI Tăng, giảm Mg máu hay bị bỏ sót vì không có thay đổi đặc hiệu trên ECG, nhưng Mg có vai trò quan trọng trong rối loạn nhịp thất. Hạ Magne máu có thể gây ra hoặc làm nặng Hạ Kali máu. Hạ Mg máu có thể gây xoắn đỉnh và việc sử dụng truyền Mg trong xoắn đỉnh để ức chế sau khử cực sớm. Tăng Mg máu nhẹ và trung bình, không thay đổi ECG. Tăng Mg máu nặng có thể gây kéo dài PR và QRS. Tăng rất nặng có thể gây ngừng tim. Tụt huyết áp và thay đổi tri giác có thể xuất hiện khi tăng nồng độ Mg máu. TOAN VÀ KIỀM MÁU NHỮNG THAY ĐỔI Toan và kiềm máu không thay đổi ECG, nhưng toan máu thì gây tăng Kali máu, nên có thay đổi do tăng Kali máu. Kiềm thì gây hạ Kali máu, nên có thay đổi do Hạ Kali máu DIGOXIN DẤU NGẤM ST chênh xuống dạng lõm chén. Sóng T dẹt. QTc ngắn lại. DẤU NGỘ ĐỘC Nhịp chậm: xoang, block xoang nhĩ, nhịp bộ nối, rung nhĩ chậm. Nhịp nhanh: nhanh nhĩ với block, nhanh thất 2 hướng, ngoại tâm thu thất. Block dẫn truyền: block nhĩ thất DIGOXIN Rung nhĩ Rung nhĩ+ngoại tâm thu thất nhịp đôi CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP Nhịp tự thất ở bệnh nhân ngộ độc Sotalol CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP Nhịp xoang + block nhĩ thất thay đổi ở bệnh nhân ngộ độc Verapamil THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM 3 VÒNG Nhịp nhanh xoang+QRS kéo dài+QT kéo dài BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 1 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 2 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 3 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 4 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 5 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 6 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 7 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 7 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 8 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 9 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 10 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 11 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 12 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 13 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 14 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 15 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 16 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 17 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 18 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 19 BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ ĐIỆN TÂM ĐỒ 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ary L. Goldberger, Zachary, D. Goldberger, Alexei Shvilkin. Drug Effects, Electrolyte Abnormalities, and Metabolic Factors. Goldberger’s clinical electrocardiography : a simplified approach, 8th ed, pp. 92-100. David R. Ferry (2013). Day 9 Medication and Electrolyte Effects; Miscellaneous Conditions. ECG in 10 days, Second Edition, The McGraw-Hill Companies, Inc., pp. 379-395. Galen S. Wagner, David G. Strauss (2014). Miscellaneous Conditions. Marriott’s practical electrocardiography. Chapter 7 and 8, Twelfth edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, PA 19103 USA, pp. 260-284. Roland X. Stroobandt, S. Serge Barold and Alfons F. Sinnaeve (2016). Electrolyte Abnormalities. ECG from Basics to Essentials: Step by Step. Chapter 18, First Edition, John Wiley & Sons, Ltd. Companion, pp. 327-332.

5 / 5 ( 1 bình chọn )

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.