Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN MẠN
- ĐẠI CƯƠNG
Là một bệnh bao gồm một loạt những rối loạn gan có nguyên nhân và mức độ trầm trọng khác nhau, trong đó hiện tượng viêm và hoại tử liên tục kéo dài trên 6 tháng.
Phân loại theo nguyên nhân của YHHĐviêm gan mạn có thể chia thành:
Viêm gan mạn do siêu vi: siêu vi B, siêu vi B + D, siêu vi C hoặc các loại siêu vi khác.
Viêm gan mạn tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân.
Theo YHCT: do ăn uống không điều độ, lao lực quá mức, kết hợp với uống rượu khiến cho công năng tiêu hóa của Tỳ Vị bị rối loạn sinh ra thấp, thấp ứ đọng lâu ngày đưa đến nhiệt, thấp nhiệt uất kết sinh ra chứng Hoàng đản.
- TIÊU CHUẨN NHẬN BỆNH
Lâm sàng:
Được chẩn đoán khi có các triệu chứng chính sau:
Mệt mỏi kéo dài.
Vàng da dai dẳng hay từng đợt
Có thể có các biểu hiện ngoài gan ở: cơ xương khớp, da và niêm mạc, hệ nội tiết, thận, tiêu hóa, tim mạch trong viêm gan siêu vi C
Cận lâm sàng:
SGPT tăng từ 100 – 1.000 UI và luôn cao hơn SGOT (Riêng viêm gan mạn do siêu vi C thì chỉ số SGPT thấp hơn).
Phosphatase tăng nhẹ hoặc bình thường.
Bilirubine tăng 3 – 10 mg%.
Albumine máu giảm.
Thời gian Prothrombine kéo dài xảy ra trong giai đoạn cuối hoặc nặng
HBsAg + hơn 6 tháng
DNA HBV huyết thanh >20.000 IU/mL(105copies/mL)
Sinh thiết gan làm giải phẫu bệnh có hình ảnh viêm gan vừa hay nặng
Anti-HCV dương tính
HCV RNA dương tính
Các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền
Thể Can uất Tỳ hư
Thường gặp trong viêm gan mạn tiểu thùy hoặc giai đoạn viêm gan mạn tồn tại chuyển sang viêm gan mạn tiến triển với những triệu chứng đau tức nặng vùng hông sườn phải, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nhão, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
Thể Can âm hư
Thường gặp trong viêm gan mạn tồn tại hoặc giai đoạn thuyên giảm sau viêm gan mạn tiến triển. Triệu chứng gồm có: hồi hộp, ít ngủ, lòng bàn tay, bàn chân nóng, sốt âm ỉ 37,5 – 380C, khát nước, họng khô hay gắt gỏng, lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền tế sác.
Thể Can nhiệt Tỳ thấp
Thường gặp trong viêm gan mạn tiến triển với các triệu chứng miệng đắng, chán ăn, bụng đầy chướng, miệng khô nhớt, đau nhiều vùng gan, da vàng xạm, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền.
- Điều trị theo y học cổ truyền
BÀI THUỐC THANG: Có thể gia giảm vị thuốc và liều lượng
Việc điều trị viêm gan mạn gồm 3 phương pháp sau:
Thể Can nhiệt Tỳ thấp
Phép trị: Thanh nhiệt, trừ thấp
Những bài thuốc sử dụng:
Bài thuốc Nhân trần ngũ linh tán gồm Nhân trần 20g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Trư linh 8g, Trạch tả 12g, Xa tiền tử 12g, Đảng sâm 16g, Ý dĩ 16g.
Nếu do viêm gan siêu vi nên tăng liều Bạch truật, Phục linh lên 20g, giảm liều Đảng sâm 10g, thêm Diệp hạ châu 50g.
Nếu do viêm gan tự miễn nên tăng liều Đảng sâm 30g, gia thêm Cam thảo bắc 30g.
Bài thuốc Hoàng cầm hoạt thạch thang (Ôn bệnh điều biện) gồm Hoàng cầm 12g, Hoạt thạch 12g, Đại phúc bì 12g, Phục linh 8g, Trư linh 8g, Đậu khấu 8g, Kim ngân 16g, Mộc thông 12g, Nhân trần 20g, Cam thảo bắc 4g.
Nếu có nóng sốt, vàng da nên tăng liều Hoàng cầm, Hoạt thạch 20g
Nếu vàng da hoặc tăng Tramsaminase nên tăng liều Nhân trần 30g.
Thể Can uất Tỳ hư
Phép trị: Sơ Can kiện Tỳ
Bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia giảm gồm Sài hồ 12g, Bạch thược 8g, Chỉ thực 6g, Xuyên khung 8g, Hậu phác 6g, Cam thảo bắc 6g, Đương quy 8g, Đại táo 8g.
Nếu cảm giác đau tức nặng vùng gan làm bệnh nhân khó chịu, nên tăng thêm liều Bạch thược, Cam thảo 12g, Xuyên khung 10g, Chỉ thực 10g, Hậu phác 10g.
Nếu bệnh nhân bị viêm gan mạn do các bệnh tự miễn, tăng liều Bạch thược, Cam thảo bắc 20 – 30g.
Nếu viêm gan mạn do siêu vi, nên gia thêm Diệp hạ minh châu (chó đẻ răng cưa) 50g để ức chế men AND polymerase của siêu vi B, tăng Đương quy, Đại táo 20g.
Bài thuốc Sài thược lục quân gia giảm gồm Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Đảng sâm 12g, Phục linh 8g, Trần bì 6g, Bán hạ 6g, Cam thảo bắc 6g.
Nếu bệnh nhân chán ăn, người mệt mỏi, đại tiện phân nát gia thêm Bạch truật, Đảng sâm mỗi thứ 10g, Phục linh 12g.
Nếu lợm giọng, buồn nôn gia thêm Trần bì, Bán hạ chế 10g.
Nếu viêm gan mạn do siêu vi nên gia thêm Diệp hạ minh châu 50g để ức chế men AND polymerase của siêu vi B.
Nếu viêm gan mạn do bệnh tự miễn thì tăng liều Bạch truật, Đương quy, Đảng sâm, Cam thảo bắc lên 20 – 30g.
Nếu viêm gan mạn do dùng thuốc hay rượu thì tăng liều Cam thảo bắc, Bạch truật lên 20 – 30g.
Thể Can âm hư
Phép trị: Tư dưỡng Can âm
Những bài thuốc sử dụng:
Bài thuốc Nhất quán tiễn gia giảm gồm Sa sâm 12g, Sinh địa 12g, Nữ trinh tử 12g, Mạch môn 12g, Bạch thược 12g, Kỷ tử 12g, Hà thủ ô đỏ 12g.
Nếu viêm gan mạn do siêu vi nên tăng liều Bạch thược 20g, Kỷ tử 30g, thêm Diệp hạ minh châu 50g.
Nếu viêm gan mạn do rượu nên tăng liều Kỷ tử lên 30g.
THUỐC THÀNH PHẨM:
-Men gan cao, dị ứng:
+Trà diệp Hạ châu: Diệp hạ châu, Tam thất, Thảo quyết minh, Kim ngân hoa, Cam thảo, Cúc hoa.
+ Viên diệp hạ châu: Diệp hạ châu
– Nếu Ngứa dị ứng nhiều : Astiso, Biển súc, Bìm bìm
-Nếu chán ăn , tiêu hóa kém: Bạch linh, Bạch truật, Đảng sâm, Bán hạ, Sa nhân, Cam thảo, Trần bì, Mộc hương, Gừng tươi, tá dược vừa đủ
- Tài liệu tham khảo
Bệnh học và điều trị nội khoa ( kết hợp đông tây y) – PGS TS Nguyễn Thị Bay
Phác đồ điều trị và chẩn đoán viêm gan siêu vi B, C của bộ y tế
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.