Erythropoetin nhân tạo có ứng dụng như thế nào ?

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

YKHOA247.com – Cộng Đồng Y Khoa Việt Nam

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thể học tập lâm sàng tốt hơn. Cộng Đồng Y Khoa sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến lâm sàng và thực tế nhé.

Các bạn có thể COMMENT những thắc mắc của mình ở khung bình luận facebook ở trên web, các bạn khác sẽ vào thảo luận và cùng trao đổi để giúp đỡ lẫn nhau.



CÂU TRẢ LỜI:

Như chúng ta biết, erythropoetin (EPO) là 1 hormon chủ yếu được tiết ra ở thận, có vai trò kích thích tủy xương tạo hồng cầu.  Dựa vào đặc tính này mà người ta đã chế tạo ra các chế phẩm EPO nhân tạo để dùng trong một số trường hợp.

1. Điều trị thiếu máu trong suy thận mạn

Khi thận bị suy, nó sẽ giảm khả năng tiết EPO, làm tủy xương sản sinh ít hồng cầu và người bệnh bị thiếu máu.  Do đó, họ sẽ được tiêm EPO nhân tạo để tăng khả năng tạo hồng cầu.

2. Doping (chất kích thích trong thể thao)

Trong quá trình thi đấu thể thao, các cơ phải hoạt động rất nhiều, do đó cần nhiều năng lượng ATP.  Trong điều kiện có đủ oxy, các tế bào cơ sẽ chuyển hóa glucose theo con đường hiếu khí, tạo ra rất nhiều ATP.  Tuy nhiên, vì hoạt động cơ tiêu tốn năng lượng rất nhanh, nên theo thời gian, lượng oxy hít vào sẽ không đủ để cung cấp cho cơ hoạt động.  Dần dần, tế bào cơ sẽ thiếu oxy và chuyển sang chuyển hóa kị khí, tạo ra ít ATP và sản phẩm thải là axit lactic.  Axit lactic được cho là nguyên nhân gây mỏi cơ, khiến các vận động viên giảm hiệu suất thi đấu thể thao.

Để khắc phục điều này, một số vận động viên đã tiêm EPO nhân tạo -> tăng lượng hồng cầu trong cơ thể.  Khi có nhiều hồng cầu hơn, lượng oxy được vận chuyển đến các cơ nhiều hơn -> tế bào cơ có oxy để chuyển hóa hiếu khí, vừa tạo được nhiều ATP, vừa không bị mỏi cơ nên thi đấu khỏe và bền hơn.

Tuy nhiên, do điều này không công bằng nên các chất doping này bị cấm sử dụng trong thi đấu thể thao.

 Có nhiều kiến thức y học ngoài sách vở, rất hay, bạn có thể tự tìm thấy.

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.