Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN
Các vị trí gãy LMC:
Gãy cổ mấu chuyển.
Gãy LMC.
Gãy giữa 2 mấu chuyển.
Gãy dưới mấu chuyển.
CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG
– Trọng lượng cơ thể làm chỏm xương đùi luôn bị đẩy xuống => tạo lực căang bên ngoài => phải có cấu trúc tăng cường: hệ chân đế bên trong và hệ cung nhọn bên ngoài. Do đó, vùng nằm giữa 2 vị trí này là điểm yếu ( chính là vùng giữa 2 mấu chuyển ).
Ở người già, do đặc điểm loãng xương nên hệ cung nhọn không còn vững chắc do đó gãy LMC càng dễ gặp.
TRIỆU CHỨNG:
* Cơ năng:
đau chân.
không nhấc gót chân lên được.
Thực thể:
chân ngắn.
đùi khép.
bàn chân xoay ngoài.
XQ:– hình vòng cung tạo bởi ngành trên xương mu và xương đùi bị phá vỡ.
góc cổ thân không còn nằm trong khoảng bình thường (1300 – 1350).
ĐIỀU TRỊ:
Điều trị bảo tồn:
– Bó bột:
Thường bó bột Whitman, bó từ ngực xuống bàn chân ở bên gãy và từ ngực đến trên mào chậu ở bên lành thành 1 khối, có khoét lỗ giữa bụng để BN thở.
Nhược: khối lượng bột quá nặng => không thể thực hiện trên BN già.
Kéo liên tục qua LC đùi:
Thường áp dụng cho người già, trẻ em, người không có khả năng chịu được cuộc mổ.
Nhược: phải nằm trên dàn 1 thời gian dài 2 – 3 tháng => bc toàn thân.
Nẹp chống xoay:
Không cho bàn chân đổ ngoài.
Nhược: chỉ có ý nghĩa khi 2 mặt gãy còn tiếp xúc => nẹp giúp xương không bị lệch ngoài => dễ liền.
b) Phẫu thuật: là phương thức điều trị chủ yếu, đặc biệt đối với người già ( vì không mổ thì tử vong do bc là tất yếu ).
Đóng đinh nội tuỷ: gãy dưới MC => đinh nội tuỷ Clou γ
Nẹp vít thường sử dụng DHS ( Dynamic Hip Screw ).
Cố định ngoài.
GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI
“Bệnh nhân nữ 80 tuổi vào viện vì đau và mất cơ năng chân Trái. Nguyên nhân do bệnh nhân ngã cầu thang đập nghiêng mông trái xuống nền. Sau khi ngã bệnh nhân đau khớp háng trái âm ỉ, liên tục, kèm theo sưng nhẹ và không đi đứng được. Bệnh nhân được chuyển vào viện trong tình trạng không được sơ cứu gì.
Ghi nhận lúc vào viện : o Mạch: 80 l/p. o Nhiệt 370C.
o HA 170/90 mmHg.
o Vùng đùi (T) đau, không cử động được. Mạch đùi, khoeo, mu chân bắt đc, cảm giác bình thường
o X quang : gãy LMC xương đùi
Tiền sử : THA đã lâu, được điều trị từng đợt
THĂM KHÁM :
Cơ năng :
Đau nhiều vùng đùi (T), tăng lên khi cử động, không nhấc chân lên được
Thực thể :
- Được mang nẹp chống xoay, ở cẳng chân (T)
- Chân ở tư thế khép bệnh nhân đỡ đau
- Không có bầm tím, vết thương phần mềm
- Sưng nề nhẹ vùng đùi (T)
- Mấu chuyển lớn, gai chậu trước trên, ụ ngồi không nằm trên đường thẳng
- Ấn vùng đùi (T) bệnh nhân đau nhiều
Cận lâm sàng :
Gãy ngang liên mấu chuyển kèm vỡ mấu chuyển bé xương đùi (T), mất đường cong hổ bịt, góc cổ thân 1100, không thấy tổn thương ổ cối, chỏm xương đùi.
CHẨN ĐOÁN :
Bệnh chính:
Gãy kín liên mấu chuyển kèm vỡ mấu chuyển bé xương đùi (T).
Bệnh phụ
Tăng huyết áp”
BIỆN LUẬN CỦA THẦY
Ghép xương :
Tự thân: Lấy xương cơ thể như xương đùi, xương chậu
Đồng loài: Người khác nhưng qua ngân hàng => loại bỏ thành phần KN đi o Dị loài: của lợn
Nguy cơ loét do bệnh nhân nằm tì đè > 6h ở vùng đối diện với chấn thương
Cho dù gãy xương kín, nhưng nguy cơ trên người già, có tăng huyết áp => dùng thêm kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Phân loại các trường hợp gãy ở khu vực chỏm xương đùi:
Gãy cổ xương đùi.
Gãy dưới chỏm.
Gãy chính nhân cổ xuơng đùi.
Gãy dưới chỏm.
Gãy thân xương đùi.
Gãy liên mấu chuyển
Gãy cổ xương đùi.
Gãy dưới chỏm (gãy chỏm)
Gãy chính nhân cổ xương đùi.
Gãy dưới mấu chuyển
Gãy thân xương đùi.
Gãy liên mấu chuyển xương đùi:
Chỉ gãy trụ ngoài => gãy vững.
Gãy phần trụ trong ở mấu chuyển bé => gãy không vững (do ở đây là nơi làm trụ vững cho cơ thể). Thông thường mấu chuyển bé bị kéo lên trên do cơ thắt lưng chậu
Thông thường, gãy kèm theo trật khớp háng chỉ xảy ra ở bệnh nhân <60 tuổi, do cần 1 lực lớn. Còn đối với người già >60 tuổi => dễ bị loãng xương, lực tạo ra chưa đủ trật khớp háng mà đã gãy xương rồi.
Đối với nhưng bệnh nhân có THA, tình trạng này không mổ cấp cứu mà phải trì hoãn, bao gồm :
o Bất động – sơ cứu ban đầu bằng => nẹp bất động xương chậu hông (Nẹp ngoài
nách => mắt cá. Nẹp trong : háng => mắt cá )
Số băng cuốn : 8-10 băng
Hoặc dùng nẹp chống xoay (không dùng phương pháp kéo liên tục)
Bệnh nhân : Nếu ổn định, còn minh mẫn, chân (P) đi được => mổ. Còn nếu bị hôn mê, liệt, tai biến mạch máu não, toàn thân không ổn định nhất là cao huyết áp => không mổ.
Các loại kết hợp xương :
Bắt vít đơn thuần
DHS + đinh gamma.
L (1300, 950 ) + đinh gamma ( gãy vững, nhưng nhiều mảnh)
Hậu phẫu – diễn biến – toàn thân :
Cơ năng : Đỡ đau, vận động các ngón còn tê hay không
Thực thể : Khô dần, không ra mủ, ra dịch.
Cận lâm sàng – trước mổ :
Xem phim
Đánh giá di lệch :
phim thẳng : ngoài, trong
Phim nghiêng : trước, sau
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.