Hội chứng chèn ép rễ thần kinh và hội chứng tổn thương cột sống

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

HỘI CHỨNG THẮT LƯNG-HÔNG

Hội chứng thắt lưng-hông là hội chứng là một khái niệm lâm sàng, bệnh cảnh gồm có các triệu chứng biểu hiện bệnh lý của cột sống thắt lưng và bệnh lý của dây thần kinh hông to (thần kinh tọa)

HỘI CHỨNG TỔN THƯƠNG CỘT SỐNG

Cơ năng:

Đau: có thể xuất hiện đột ngột cấp tính (tự phát hoặc sau chấn thương) hay có thể xuất hiện từ từ theo kiểu bán cấp hoặc mạn tính.

Đau thường khu trú rõ ở những đốt sống nhất định. Đau cấp tính thường đau dữ dội còn đau bán cấp hay mạn tính thường đau âm ỉ kéo dài.

Giảm vận động cúi, ngửa, nghiêng, xoay

Thực thể:

Nhìn: có thể thấy thay đổi đường cong sinh lý (có thể gù) và lệch vẹo cột sống

Chỉ số Schober giảm (< 14/10)

Khoảng cách ngón tay – mặt đất tăng (> 0cm)

Giảm biên độ hoạt động cột sống thắt lưng

HỘI CHỨNG CHÈN ÉP RỄ THẦN KINH

Cơ năng

Đau: đau theo kiểu rễ thần kinh, đau dọc theo đường đi của thần kinh tương ứng bị chèn ép. Tính chất đau nhức, buốt. Đau có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi) hay có thể đau liên tục không lệ thuộc tư thế.

Giảm khả năng đi lại, hoạt động và sinh hoạt

Tê: tê vùng da được thần kinh chi phối

Thực thể:

Khám các dấu hiệu căng rễ thần kinh: đó là các nghiệm pháp nhằm phát hiện một dây thần kinh nào đó có tăng kích thích hay không. Ví dụ:

Thống điểm Valleix (+)

Nghiệm pháp Lasègue (+)

Khám vận động: rối loạn vận động trên bệnh nhân

Đi phải nghỉ từng đoạn, không đi xa được

Yếu các cơ do rễ thần kinh bị tổn thương chi phối (thể L5 – cơ chày trước yếu nên gấp bàn chân về phía mu khó khăn; thể

Khám cảm giác: có thể bị dị cảm, tê, mất cảm giác ở vùng da do rễ thần kinh bị tổn thương chi phối

Khám phản xạ: tổn thương rễ S1 thấy giảm hoặc mất phản xạ gân gót

5 / 5 ( 1 bình chọn )

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.