Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
I.NGUYÊN NHÂN
Đa số trường hợp, giãn phế quản là hậu quả của viêm phế quản dẫn đến phá huỷ các cấu trúc giải phẩu của phế quản, từ đó gây nên các triệu chứng của giãn phế quản.Nguyên nhân thường gặp của viêm phế quản là nhiễm khuẩn.
1.Nguyên nhân nhiễm khuẩn
Giãn phế quản ở người lớn là hậu quả của viêm phế quản phổi mắc phải trong thời kỳ trẻ thơ như: ho gà, sởi, nhiễm virus hạch (adenovirus), virus cúm.
Nhiễm tụ cầu vàng, Klebsiella, vi khuẩn kị khí thường gây áp xe phổi và biến chứng giãn phế quản.
Nang sán bội nhiễm , sẹo hoá cũng gây giãn phế quản.
Giãn phế quản sau lao phổi rất hay gặp.
Tắc nghẽn lòng phế quản gây viêm nhiễm âm thầm cũng đưa đến giãn phế quản như hít phải dị vật, u phế quản
2. Giãn phế quản không do nhiễm khuẩn
Hít phải chất độc như NH3 , hít phải dịch vị.
Giãn phế quản bẩm sinh thường đi kèm với các bệnh bẩm sinh khác.
II.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Cơ năng
Là các dấu của tăng tiết dịch phế quản
1.1. Ho
Ho kéo dài.
Ho nhiều vào buổi sáng lúc ngủ dậy.
Ho nhiều kèm khạc đàm đặc thù của giãn phế quản.
1.2.Khạc đàm
Là triệu chứng chính
Đàm nhiều, vượt quá 100ml/ngày
Đàm đặc biệt của giãn phế quản: để yên lắng thành 4 lớp từ cao đến thấp là: đàm bọt, đàm nhầy mủ, nước nhầy, mủ đặc.
Mùi: như thạch cao ướt, nếu bội nhiễm vi khuẩn kị khí đàm có mùi hôi thối.
Đàm có chất nhầy, mủ, tế bào phế quản đã bị biến đổi, nhưng không có sợi chun.
1.3.Các dấu khác
-Ho ra máu nhẹ.
-Khó thở , tím từ mức độ nhẹ đến nặng.
2.Triệu chứng toàn thân
-Sốt 38 độ C, nhiệt độ song song lượng đàm.
-Mệt mỏi , xanh da
-Tổng trạng chung được bảo đảm trong một thời gian dài.
3. Triệu chứng thực thể
Rất ít , trái ngược hẳn với sự rầm rộ của ho và khạc đàm, đây là một đặc điểm của bệnh.
3.1.Khám phổi
Giai đoạn tiềm tàng: không có dấu bệnhlý
Giai đoạn tiến triển có thể có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ khô, với đặc điểm:
sự cố định của các ran tổn thương ở một vùng từ lần khám này đến lần khám khác.
3.2.Ngoài phổi
Ngón tay khum mặt kính đồng hồ, ngón tay dùi trống,
3.3.Các biến chứng tim mạch của giãn phế quản
Co kéo, tím, các dấu của suy tim phải (tâm phế mạn)
III.CẬN LÂM SÀNG
1.X quang thường
-Có thể không có dấu bất thường, điều này không huỷ bỏ chẩn đoán giãn phế quản.
-Các dấu bất thường:
+ Hình ảnh sáng:hơi lớn, hình tròn hay hình trứng, mảnh, tập trung lại trong vùng bị bệnh, các hình sáng này vẽ nên hình ảnh hoa hồng, ruột bánh mì hay hình tổ ong.
+Hình ảnh mờ: có thể họp thành đám tạo nên hình ảnh giả thâm nhiễm phổi.
2. Chụp nhuộm phế quản với lipiodol
Có giá trị chẩn đoán, hiện nay ít dùng hơn CT scanner phôi, cho thấy phế quản giãn hình túi, hình ống, hình tràng hạt, hình cắt cụt nhón tay.
3. Chụp cắt lớp vi tính phổi( CT scanner phôi)
Bình thường khẩu kính của phế quản và mạch máu đi kèm tương đương nhau, khi quy luật này bị mất đi: khẩu kính của phế quản > của mạch máu là giãn phế quản.
4.Nội soi phế quản với ống soi mềm
Có thể thấy hình ảnh hẹp phế quản phân thuỳ do bên ngoài chèn vào hay do u trong lòng phế quản, có thể thấy hiện tượng tăng tiết dịch phế quản khu trú ở một thuỳ phổi, rõ nhất là dịch phế quản bị mủ hoá.
IV.CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1.Lao phổi
Nhất là trong giãn phế quản thể khô có ho ra máu.
2.Áp xe phổi
Đàm mủ đặc, phim phổi có mức hơi nước.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.