Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
ykhoa247.com xin giới thiệu đến quý đọc giả slide bài giảng hội chứng ruột kích thích của bác sĩ Nguyễn Phan Hồng Ngọc, bộ môn nội Y Huế.
Thông qua bài giảng này, hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn IBS.
Như các bạn đã biết, ở khoa nội tiêu hóa, những mặt bệnh phổ biến như xơ gan, viêm gan, loét dạ dày tá tràng thì các bạn chắc cũng đã nghe đến khái niệm ” viêm dạ dày ruột cấp “. Đó là một chẩn đoán chung và nhanh chóng khu trú tổn thương dạ dày ruột bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau.
Tất nhiên, chẩn đoán đó liên quan đến nhiều thứ, đặc biệt liên quan đến việc cho thuốc của bác sĩ. Các bạn có biết trong cái viêm dạ dày ruột cấp đó thường các bạn sinh viên sẽ đặt ra chẩn đoán thay thế và HCRKT là một chẩn đoán phù hợp.
Bệnh cảnh và chẩn đoán, điều trị, các thuốc điều trị IBS và các thể của IBS sẽ có trong slide này.
Một vài chi tiết trong file:
HCRKT : rối loạn chức năng ruột mạn tính bao gồm đau bụng, cảm giác đầy bụng kèm theo rối loạn đại tiện.
Tần suất:
Châu Âu: 5-20%
Châu Á: 2.9-15.6%
VN (Rome I) 7.2% (nam 4.8%, nữ 9,2%)
Nữ >> nam
Tuổi trung bình: 30-50
CƠ CHẾ BỆNH SINH
Tăng nhạy cảm tạng
Viêm niêm mạc mức độ tiềm tàng
Hoạt hóa hệ miễn dịch
Biến đổi tính thấm thành ruột
Vai trò thụ thể serotonine (5-HT3)
Thay đổi khuẩn chí đường ruột
Phân loại theo triệu chứng trội
HCRKT- tiêu chảy trội:
Đại tiện phân lỏng >25% thời gian và phân cứng <25% thời gian
Thường gặp ở nam
HCRKT táo bón trội:
Đại tiện phân cứng >25% thời gian và phân lỏng <25% thời gian
Thường gặp ở nữ
HCRKT phối hợp hoặc xen kẽ tiêu chảy- táo bón:
Các triệu chứng gợi ý cho chẩn đoán:
+triệu chứng kéo dài trên 6 tháng
+gia tăng khi có các stress
+hay đi khám vì các triệu chứng ngoài tiêu hóa khác
+triệu chứng tăng sau bữa ăn
+đi kèm rối loạn lo âu hoặc trầm cảm
Các thuốc chống co thắt:
-tác động trực tiếp lên sự giãn của cơ trơn thành ruột: mebeverine, pinaverine
-tác động thông qua hoạt tính kháng cholinergic và kháng muscarinic : dicyclomin, hyoscyamine
=>cải thiện tr.chứng đau bụng, ít hiệu quả lên nhu động ruột
Các bạn tham khảo file để biết rõ thêm về IBS.
PREVIEW
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.