Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP
Triệu chứng chung:
Cơ năng:
Ý thức: giai đoạn đầu lo lắng, kích thích; giai đoạn sau ngủ gà, có thể
co giật hay hôn mê
Khó thở: là triệu chứng quan trọng trong suy hô hấp, khó thở nhanh hoặc chậm, thậm chí ngừng thở
Tùy theo nguyên nhân mà có thể có thêm: ho, khạc đàm, đau ngực
Toàn thân: có thể rối loạn huyết động (mạch nhanh, huyết áp tụt kẹt, v.v…) do các bệnh lý tim mạch gây ra
Thực thể
Nhìn:
Tím: tím môi và đầu chi, giai đoạn muộn thì tím toàn thân
Lồng ngực có thể cân xứng hoặc không (tùy theo nguyên nhân)
Dấu co kéo cơ hô hấp phụ, co kéo hõm trên ức, hố thượng
đòn
Có thể thấy ngón tay dùi trống, móng tay khum mặt kính đồng
hồ trong suy hô hấp mạn
Sờ: rung thanh tăng, giảm hoặc bình thường (tùy theo nguyên nhân)
Gõ: gõ vang, đục hoặc trong (tùy theo nguyên nhân)
Nghe: có thể nghe thấy rales hay tiếng thở rít, thở khò khè bất thường (tùy theo nguyên nhân)
Cận lâm sàng
Khí máu động mạch:
PaO2 < 60 mmHg và PaCO2 tăng hoặc bình thường hoặc giảm, thường kèm với pH < 7,3 xảy ra cấp được xem là suy hô hấp cấp
PaO2 < 70 mmHg và PaCO2 > 45 mmHg xảy ra trường diễn, thường pH giảm nhẹ hoặc thậm chí trong giới hạn bình thường được xem là suy hô hấp mạn
Lưu ý: Trong suy hô hấp thường khó phân biệt cấp hay mạn nếu như chỉ dựa vào kết quả khí máu động mạch. Như vậy cần xem xét các dấu hiệu lâm sàng của giảm oxy máu mạn tính như đa hồng cầu, tâm phế mạn, ngón tay dùi trống, v.v… để chẩn đoán.
Dựa vào thời gian diễn biến có thể phân loại suy hô hấp thành 3 loại:
Suy hô hấp cấp
Suy hô hấp mạn
Suy hô hấp cấp trên nền mạn
Dựa vào thành phần khí máu động mạch, suy hô hấp được phân chia thành 2 loại:
Suy hô hấp type I: giảm nồng độ PaO2 với PaCO2 bình thường hoặc giảm
Suy hô hấp type II: giảm nồng độ PaO2 với PaCO2 tăng
Có thể đọc thêm trong sách Nội bệnh lý (DHY) để tham khảo thêm Suy hô hấp cấp và Suy hô hấp mạn.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.