Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
HỘI CHỨNG TẮC NGHẼN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Tắc nghẽn đường tiết niệu là sự tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu ra khỏi cơ thể. Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy thận cấp và mạn tính, những nguyên nhân dẫn đến Hội chứng tắc nghẽn đường tiết niệu có thể bẩm sinh hoặc mắc phải hoặc cả 2 dạng trên cùng bệnh nhân, thường gặp những nguyên nhân sau :
Sỏi niệu thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản
Chít hẹp niệu đạo, niệu quản
Phì đại lành tính hoặc ung thư tuyến tiền liệt
U bàng quang, ung thư bàng quang, ung thư bể thận
Rối loạn chức năng bàng quang
Lưu ý: đây là những nguyên nhân thường gây ra tắc nghẽn đường niệu trên bệnh phòng, cần tìm hiểu thêm về mặt bệnh này vì nó phục vụ cho việc làm bệnh án và yêu cầu của thầy cô.
Dựa vào hình thái giải phẫu sinh lý mà chia làm 2 loại:
HỘI CHỨNG TẮC NGHẼN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN
Cơ năng
Đau: thường đau ở hố thắt lưng (thận ứ nước gây giãn cấp hoặc ứ
mủ), cơn đau quặn thận điển hình hoặc không điển hình (sỏi niệu quản, sỏi thận), hoặc có thể không có đau hay đau âm ỉ kéo dài (nếu như tắc nghẽn xảy ra từ từ làm bệnh nhân có thể thích nghi)
Có thể nhiễm trùng tái diễn đường tiết niệu trên (thường do ứ đọng nước tiểu)
Vô niệu và nếu như tắc nghẽn đường tiết niệu trên người có 1 thận duy nhất (do cắt thận)
Toàn thân: có thể có sốt cao, gầy sút nhanh, nôn, buồn nôn,… (nếu tắc nghẽn gây nhiễm trùng đường tiết niệu trên)
Thực thể
Nhìn:
Đái máu toàn bãi hoặc đái mủ, nguyên nhân thường do sỏi, u hay nhiễm khuẩn
Sờ:
- Ấn đau tăng vùng hố thắt lưng do thận giãn to
- Ấn điểm niệu quản (+) nếu do sỏi niệu quản
- Rung thận (+) nếu có biến chứng thận ứ mủ
Nếu có suy thận kèm theo thường khám thấy các triệu chứng của Hội chứng tăng urea máu
Cận lâm sàng
X-quang:
ASP: thường thấy sỏi có cản quang ở đường tiết niệu trên, bóng thận lớn
UIV: cho biết vị trí hẹp niệu quản hoặc sỏi không cản quang, khảo sát chức năng thận
Siêu âm:
Mức độ thận ứ nước
Vị trí nơi hẹp, vị trí sỏi hoặc khối u o Xét nghiệm máu:
Nếu có biến chứng nhiễm trùng thì WBC, NEU tăng, CRP tăng o Xét nghiệm nước tiểu
Có thể có hồng cầu niệu, protein niệu, bạch cầu niệu
HỘI CHỨNG TẮC NGHẼN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DƯỚI
Về cơ bản HC tắc nghẽn đường tiểu dưới có những triệu chứng và biến chứng giống với HC tắc nghẽn đường tiểu trên nhưng có một vài điểm khác như sau:
Cơ năng:
Đau: đau tức hạ vị do bàng quang căng tức, không có cơn đau quặn
thận, có thể đau cả bộ phận sinh dục ngoài
Có thể nhiễm trùng tái diễn đường tiết niệu trên và dưới (thường do ứ đọng nước tiểu)
Có thể biểu hiện Hội chứng kích thích bàng quang rõ (sỏi bàng quang hay sát thành bàng quang, u bàng quang, viêm xước bàng quang,
niệu đạo, v.v…)
Bí tiểu cấp hoặc mạn nếu tắc nghẽn đường ra của bàng quang hoặc niệu đạo
Toàn thân: không thay đổi nếu chỉ gây viêm bàng quang, sốt cao nếu biến chứng viêm tiền liệt tuyến và tinh hoàn
Thực thể
Nhìn: có thể có Hội chứng bất thường màu sắc nước tiểu (do u, sỏi,v.v…) gây đái máu, đái mủ
Nếu tắc nghẽn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, khám có Hội chứng
nhiễm khuẩn tiết niệu trên hoặc dưới rõ
Sờ:
Ấn vùng thắt lưng đau tăng do thận giãn to
Ấn vùng hạ vị đau tăng do bàng quang căng
Cầu bàng quang (+) nếu tắc nghẽn đường ra của bàng quang hoặc niệu đạo
Nếu có suy thận kèm theo thường khám thấy các triệu chứng của Hội chứng tăng urea máu
Cận lâm sàng
X-quang:
ASP: thường thấy sỏi có cản quang ở đường tiết niệu trên, bóng thận lớn
UIV: cho biết vị trí hẹp niệu quản hoặc sỏi không cản quang,
khảo sát chức năng thận
Siêu âm:
Mức độ thận ứ nước
Vị trí nơi hẹp, vị trí sỏi hoặc khối u o Xét nghiệm máu:
Nếu có biến chứng nhiễm trùng thì WBC, NEU tăng, CRP tăng o Xét nghiệm nước tiểu
Có thể có hồng cầu niệu, protein niệu, bạch cầu niệu
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.