Kinh nghiệm học và thi ở trường y vừa nhàn vừa hiệu quả

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

❓ Chắc hẳn khi các em đang lang thang trên facebook thì gặp một số đối tượng như: dạy phương pháp ghi nhớ, tiết lộ bí mật vừa học nhàn mà hiệu quả ? Không cần học mà điểm vẫn cao ?… 

Một số em xem và giao tin tưởng nơi họ. Bởi vì sao ? Đa số những người truyền dạy những vấn đề đó có một lối ăn nói khá chuyên nghiệp, đội ngũ PR sẵn sàng chờ và đón những em sinh viên Y1 sa lưới.

Thường là những bạn bơ vơ và bị sốc khi lên học đại học ? Hoặc là những bạn có kết quả học ở những năm đầu không được tốt ! Họ nắm bắt tâm lý và thế, đó là cách mà họ lấy tiền từ những khóa học của họ.

Nhưng điều đó thật không nên ? Bởi vì sao ? Các bạn tự nghĩ đi nhé !

Admin muốn giải quyết thực trạng đó, nên đã tổng hợp nên chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm… Và hôm nay…

Ykhoa247.com xin chia sẻ đến các sinh viên Y1 Y2 kinh nghiệm học và thi của những thế hệ đi trước. Hi vọng qua những chia sẻ chân thật, mộc mạc, với ngôn từ gần gũi, bình dị sẽ giúp các em sinh viên có thêm chút kinh nghiệm để một thân một ngựa phấn đầu mà không còn loay hoay phải đi nhờ tư vấn nữa !

Admin nói vậy thôi chứ các em hãy cùng nhau tiến bước nhé !

Còn dưới đây là chia sẻ của các bạn sinh viên DHY, có nhiều lỗi chính tả nhưng admin không sửa mục đích là tôn trọng văn phong của các bạn ấy ! Bài thì khá dài nhưng các em cố gắng đọc nhé! Sẽ không phí thời gian đâu!

Bắt đầu nào!!!

……


❓ MỘT BẠN NỮ Y3 GIẤU TÊN CHIA SẺ.

Kinh nghiệm học và thi các môn của Y1, Y2 do mình tự rút ra thôi nhé, mỗi người sẽ có một cách học khác nhau tuỳ theo phân bố thời gian và khả năng tiếp thu của mỗi người

Y1 : kỳ 1 sẽ học các môn giải phẫu, mô phôi là 2 môn cơ sở quan trọng nhất

– Các môn sinh học đại cương, di truyền học, và hoá học là những môn tiếp nối kiến thức từ cấp 3
– Các môn còn lại : ly sinh, tin học ứng dụng, tin học đại cương, NNLCB 1 &2

Với những môn quan trọng :

 ⏺️1 ) Giải phẫu :

-nên đọc bài sắn ở nhà, để khi nghe thầy cô giảng sẽ định vị được kiến thức đó nằm ở đâu, điều gì thầy cô đang nói ở ngoài sách.

-Về sách ngoài cuốn chính thống thầy cô dùng để dạy và ra đề là của Thầy Nguyễn Quang Quyền thì nên đọc cuốn của thầy

Phạm Đăng Diệu hình vẽ sẽ đẹp hơn, từng phần được chia một cách kỹ càng và khá logic, nhắc đi nhắc lại nên dễ thuộc hơn ( nên nhớ nếu kiến thức hai bên giống nhau thì nên tin cuốn của thầy NQQ vì sẽ ra đề và thầy cô nói của PDD không chuẩn bằng )

– Về việc vẽ hay không vẽ các hình giải phẫu khi học, tuỳ người có mỗi cách khác nhau. Vẽ thì vẫn tốt hơn, dù xấu hay đẹp.

Mình khuyên các em nên sử dụng 3 loại atlas : của Netter là ai cũng dùng, atlas xác người thật của Yokochi ( có bản PDF trên mạng ) .

Atlas Yokochi có cả bản tiếng việt và tiếng anh. Riêng mình rất thích sử dụng bản tiếng anh vì có thể học được từ vựng như một dạng flash card tiện lợi cho sử dụng sau này. Mặc dù cuốn Gray Anatomy còn khá khó đọc vào giai đoạn này nhưng việc sử dụng hình vẽ ( đẹp và 3 chiều hơn của Netter nhiều ) là khá cần thiết. Trong này có việc tương ứng từng bộ phận lên da, các mốc giải phẫu quan trọng mình nghĩ là hay .

↗️-Học ly thuyết : nên đọc trước => nghe giảng => ôn lại ở nhà => ôn lại khi học thực hành => làm trắc nghiệm. Riêng việc làm trắc nghiệm nên có một suy nghĩ : làm trắc nghiệm không phai là đánh đề, không mong tủ đề, mà nó giống như việc làm bài tập tự lượng giá như kiểu hồi cấp 3 vậy, giúp mình nhớ lâu hơn và nhận ra những thứ mình học sót, học chưa kỹ mà bổ sung. Thi ly thuyết giải phẫu đổi đề rất nhiều và hay, học kỹ thì ít bị bẫy hơn, còn điểm chác là ko đoán định được :D.

Dù sao thì học gp cũng khá thú vị, quan trọng, học kỹ khi này, dù học xong rồi cũng quên rất nhiều nhưng khi ôn thì nhớ lại. cũng khá nhanh

↗️-Học thực hành : Chắc chắn phải học bài ở nhà rồi 😀 . có điều nên lên youtube ( việt hoặc anh ), mà gần nhất là các video của sinh viên trường mình để được hình dung trước mô hình mà mình sắp học, thì sẽ dễ dàng nhớ và hôm sau học sẽ nhận ra được những điều mình chưa hiểu hoặc còn thắc mắc khi đọc ở nhà trước.Thi thực hành thì căng thẳng : sợ nhất trong mấy môn năm 1, năm 2, nhất là lần đầu tiên. Giữ bình tĩnh, biết tham khảo các đề lớp trước đã thi, còn lại là tuỳ thuộc vào kiến thức đã có. Tuy nhiên, lưu là thi thực hành nên kèm học kỹ để thi ly thuyết, nhưng phải biết ưu tiên học hình, chứ không nên học các chi tiết nhỏ nhặt chỉ sử dụng để ra đề ly thuyết.

 ⏺️2) Mô phôi :

Thực ra mô phôi lúc đầu thấy rất khó hiểu, hình ảnh vi thể, nên cũng cần xem trước ở nhà. Tuy nhiên đối với mình, mình bắt đầu học ly thuyết mô phôi sau khi đi học thực hành vì khi đó đã được xem những hình ảnh tận mắt thì việc mô tả lại không quá khó. Học phần mô không khó, phần phôi thì lại khá khó hiểu, khó hình dung, nên lên youtube xem các video về quá trình phát triển thai nhi.

Tuy nhiên mô phôi học khó, nhưng đối với DHY thì mình thấy đề khá dễ thở vì không đổi đề mấy. nhưng học kỹ để hiểu thì sau ni học các môn lquan như giải phẫu bệnh thì cũng thấy dễ hiểu hơn dù cũng quên rất nhiều phần rồi

????* đối với các môn sinh học đại cương, di truyền học hay hoá học :

????+Sinh học :
do vừa thi đại học xong, kiến thức còn khá nhiều nên cố gắng hiểu môn ni ở giai đoạn đầu. tới gần thi thì đánh tn là ổn. Thi thực hành cũng khá dễ qua

????+ DI truyền : môn ni cũng như phần di truyền của sinh 12 nhưng học chuyên sâu hơn. Môn ni học slide và đừng quên học sách, nên học ngang giữa học kỳ từ từ cho tới khi thi là vừa đẹp, đừng để quá muộn học không kịp vì môn ni có vẻ thi hành chính sách đổi đề :p

????Thi thực hành : khá rườm rà, nhưng đều có đề cương và biểu điểm chi tiết tương ứng nên cứ học trong đề cương, riêng phần sắp xếp NST hơi rối mắt nên cứ photo nhiều tờ, rồi học cắt ghép vậy 😀

????+ Hoá học : khác hoá cấp 3 nhiều, cũng không biết nói cách học sao cho phải, làm bài tập nhiều nhiều để định dạng các dạng bài thường ra. Đi thi tự luận viết chữ cho dài dài nhiều nhiều đẹp đẹp thì có lợi thế hơn. Học cái ni làm thí nghiệm cũng khá thú vị, thi thực hành thì thi ly thuyết và hâu như ai cũng qua 😀

????* Đối với các môn như ly sinh, tin đc, tin spss, NLCB thì đợi gần thi rồi học 😀

Lý sinh thì thường có tập đề ly thuyết , có chia câu hỏi thì cứ học trong đó, câu lạ lạ nên chém dài, chữ đẹp thì cơ hội điểm cao hơn , hên xui lắm

Y2 : học Sinh ly là quan trọng nhất, kết hợp ôn lại giải phẫu

– các môn KST và vi sinh là 2 môn khó học

– Hoá sinh, Giải phẫu bênh và điều dưỡng là những môn cần thiết cho chẩn đoán tiền lâm sàng

 ⏺️1) Sinh lý

Học sinh ly la học về chức năng các cơ quan nên nắm lại giải phẫu là khá quan trọng : nhất là tim

– Học sinh ly đọc truoc ở nhà, đi học cần ghi chép đầy đủ ( cái nhỏ nhỏ cũng ghi ), có thể ghi âm với tiết tim mạch của cô Thuy Hang vì rất nhiều thứ khi mới nghe giảng vẫn chưa hiểu. Sinh ly 1 và 2 khó nhất là tim mạch, hô hấp, thận. Ngoài sách của bộ môn nên mua sách của YHN vì còn dùng nhiều sau này.

????-Thi thực hành : đau tim không thua kém giải phẫu ( kỳ 2 còn đau khổ hơn vì có mổ ếch ). Biết tham khảo đề các lớp trước, hằng năm thường có tập đề cương thực hành của Y học dư phòng , học trong đó, thì đa số qua. Bình tĩnh chắc là thứ quan trọng không thua kém kiến thức đã chuẩn bị sẵn

????Thi ly thuyết : Riêng với mình, khi thi thứ làm đau đầu nhất chính là chương tim mạch. Quá nhiều thứ mâu thuẫn, giữa đáp án , giữa đề của năm này hay năm kia, giữa lời giảng của thầy cô. Nên để chuẩn bị sắn, nên làm tập đề tn từ sớm, để dự phòng những thứ sẽ ra được thầy cô nhắc đi nhắc tới, những điều thắc mắc phải hỏi liền, chứ gần thi thầy cô ko trả lời đâu

– tham khảo y kiến bạn bè xung quanh. Thứ chi không có, có thể tra cứu YHN vì sách này viết kỹ hơn nhiều. Đề thi đổi nhiều và hay, học kỹ là lợi sau này

 ⏺️2) Kst và vi sinh :

2 môn ni cách học khá giông nhau :

Làm quen sớm với mấy cái tên la tinh loằng ngoằng, học tiếng anh chuyên ngành xong thì có thể dễ nhớ hơn. KST chú trọng slide, nghe giảng kỹ bài sốt rét vì rất nhiều do cô nói chứ không có trong sách, học rất nhiều con nên quan trọng là thời gian phân bố đừng đợi quá muộn sẽ rất loạn. Vi sinh cũng tương tự nhưng cách trình bày trong sách dễ hiểu hơn, bệnh khá quen thuộc đời sống nên thú vị hơn. Vi sinh khi học hình thể nên tìm hình trên mạng để dễ nhớ hơn, vì không thể nhìn rõ qua KHVi

????Thi và học thực hành : Vi sinh không ai rớt, KST thì nhìn kỹ thì chắc cũng qua cả 😀

Hai môn ni có chính sách trừ điểm khi làm sai phần Đ/S với cả 2 môn, với phần điền khuyết với môn kST thì phải , khong chắc lắm.

 ⏺️3) Hoá sinh: học thì hay, nên học hiểu vì đề rất khó tuồn ra, nên tự đọc sách, nhớ được vài kiến thức quan trọng nhất để học tiếp hoá sinh lâm sàng cũng tốt rồi, học các chuỗi phản ứng là có thể làm tốt đề

 ⏺️4) Giải phẫu bệnh : Thực hành quan trọng hơn : khi học thường giới hạn trong 1 buổi là những chủ đề riêng, nên khi sắp thi dễ hoang mang vì hinh ảnh giữa các bộ phận của các buổi học khác nhau là rất giống nhau. nên chụp lại hình, rồi chú thích ngay ( về nhà quên và dễ nhầm lẫn ) , chú trọng những chi tiết đặc trung, đừng chụp cái ko đặc trưng, tranh cãi mệt.

????Thi ly thuyet : đề ra lại nhiều, phổ điểm khá cao, học ly thuyết kỹ vẫn tốt hơn 😀

 ⏺️5) Điều dưỡng : Cần thiết nhất là thực hành, một vài kỹ năng có thể đi bệnh viện để làm

Thi có tài liệu kinh nghiệm của các năm để lại

Ly thuyết học kỹ, nhat là các số liệu, nên chú bài giảng vì có những điểm thay đổi, không giống cả sách thực hành và ly thuyết.

 ⏺️6) Tiếng anh chuyên ngành : học từ sớm để còn nhiều mục đích như đọc sách nước ngoài sớm

Học thuật ngữ qua cuốn Medical terminology hoặc Quick terminology. Trong các sách này sẽ có các đoạn văn để ví dụ cách dùng nên khá dễ học và khó quên

Học trong sách bộ môn kỹ, nên ghi lại những từ lạ, những cấu trúc lạ( đảo ngữ, câu điều kiện ), từ đồng nghĩa với nhau : ra khá nhiều trong đề thi.

Học tiếng anh nên quan niệm học vì sau này : nen không nên học theo kiểu thuộc đề cho lắm 😀

 ⏺️7) các môn còn lại : gần thi rồi học vì có học sớm cũng chả nhớ nỗi :p

Chúc các em học tốt, học vừa vừa, chừa thời gian tận hưởng tuổi trẻ ))

MỘT BẠN NAM CHIA SẺ…

⏺️Kinh nghiệm học và thi môn Mô Phôi (thực hành và lý thuyết) 


Mô phôi có thể nói là sự kết hợp giữa giải phẫu và sinh học ,theo mình là vậy.Môn này gồm 2 phần là Mô và Phôi và điều đáng chú ý ở đây là sau khi bị phần Mô dập cho tơi bời hoa lá thì sinh viên bắt đầu tơi tả và bỏ luôn phần Phôi mặc dù phần phôi phần logic và dễ hiểu dễ kiếm điểm hơn còn phần Mô đa số bạn phải nhớ kiểu lý thuyết chay.Nên đối với những môn này chỉ mong các bạn mua 1 cuốn sách Mô Phôi của Y hà nội gần 800 trang thì phải,nhìn thì có vẻ sốc,có đề sách viết khá hay khá logic và khá dễ hiểu,không phải các bạn sẽ nghiến hết 800 trang đấy mà các bạn sẽ học theo khung của sách trường ta nhưng các vấn đề nào sách trường viết mo hồ thì hãy đọc qua hà nội chắt lọc lại rồi soạn ngay ra vở,cách soạn là không nên viết chữ nhiều quá,mà hãy ghi vấn đề chính ra khoang tròn lại rồi vẽ các mũi tên xung quanh ghi ý chính ra như thế khi đọc sẽ rất dễ hình dung liên hệ tổng quát.

Nói chung thì môn này nặng về ghi nhớ nên các bạn cố ngủ ngày 8 tiếng ăn uống thể dục thể thao điều độ đểm tránh noron thần kinh teo hết không nhớ đc gì =))) Thêm nữa môn này có khác là sẽ có phần điền khuyết tức các bạn phải nhớ được chính xác 1 từ 1 cau chữ nào đó để điền vào nên các bạn
cố chắt lọc những ý điển hình học vì sẽ ko bao giờ điền vào những thứ lặt vặt không đặc trưng cả.
Môn này mình thấy đề ra lại gần như 90% nên các bạn cố gắng kết hợp làm đề thật nhiều đảm bảo vô thi ngon ơ :3

⏺️Kinh nghiệm học và thi môn Di Truyền (thực hành và lý thuyết)

Di truyền thì chủ yếu ra trong slide và thầy cô giảng giáo trình do xuất bản khá lâu rồi nên ít có ý nghĩa nữa,nên cố gắng đi học nghe giảng vào,xin slide học rồi đánh đề vậy thôi,ra lại cũng khá nhiều.

⏺️Kinh nghiệm học và thi môn Sinh học (thực hành và lý thuyết)

Sinh học các bạn học cả mấy năm phổ thông thi đầu vào 8,9đ rồi nên chắc không cần chia sẻ nữa :v toàn siêu nhân cả rồi :V

⏺️Kinh nghiệm học và thi môn tin đại cương (thực hành và lý thuyết)

Tin đại cương có thể nhiều bạn sẽ thả không học,nhưng thực chất nó nằm trong số các môn có số đvht cao nhất nên bạn cố gắng đầu tư vào nó đẻ khi điểm tổng nó sẽ có hệ số cao hơn và kéo điểm tổng kết các bạn rất nhiều,tin thì cũng học từ nhỏ rồi,môn này ôm máy tính nhiều là được thôi,cố gắng học các tổ hợp phím trong word sẽ ra cũng nhiều,đề vân thái là word 2003 mà hiện nay chương trình đổi qua 2010 nên cố gắng tìm trên mạng chớ tập đó cũng chả dùng gì nhiều.

⏺️Kinh nghiệm học và thi môn SPSS (thực hành và lý thuyết)

Spss thì chắc các bạn sẽ sốc kiểu không hiểu mình đang học cái gì,vâng đúng là nó khá trừu tượng cái này thì sẽ có các app câu hỏi đề thi các năm trước các bạn làm và đọc giáo trình để hiểu thôi lên youtube xem các hướng dẫn thực hành,cái này thì tùy khả năng tiếp thu mỗi người chứ cũng không có bí quyết siêu nhân gì cả,bạn nào cần các app đó thì liên hệ mình.

⏺️Kinh nghiệm học và thi môn Lý Sinh (thực hành và lý thuyết)

Lý sinh,là nỗi khổ của dân khối B :v Mặc dù có chữ Sinh nhưng chả khác gì lý phải chăng chỉ có thay đối tượng ví dụ quả bóng rơi tự do thì thay vào nạn nhân nhảylầu tự do tự tử thôi :V Môn này nặng về lý thuyết mình khuyên các bạn nên mua giáo trình của yhn sẽ đọc dễ hiểu hơn,bài tập thì ra lui ra tới mấy dạng thôi kiếm trên mạng làm tới làm lui dople phóng xạ là ra trong đó cả,cuối gần thi sẽ có đề cương hầu như ra trong đề cương nên các bạn chỉ cố gắng học cách làm bài tập từ đầu là được lý thuyết tới gần thi rồi ôn.

⏺️Kinh nghiệm học và thi môn NNLCB

:V Tụng kinh,khó quá thì đốt hòa nước uống ngày 3 bữa :V

⏺️Kinh nghiệm học và thi môn hóa học (lý thuyết và thực hành)

Hóa học cái này thì dân Khối B không bàn cãi gì nữa,thánh quá rồi.

⏺️Kinh nghiệm học và thi môn dân số

Đánh đề :V

⏺️Kinh nghiệm phân chia thời gian học và chơi

Đừng tưởng cứ vào trường y là vùi dập thanh xuân bán mông cho ghế bán mặt cho bàn :V

Năm 1 còn khá rãnh các bạn cố gắng tham gia nhiều hoạt động đoàn thể vào,nó giúp bạn hoạt bát giúp học tốt hơn đấy,phân chia thời gian thì khá đơn giản bạn không cần cứng nhắc một thời gian biểu làm gì,cứ linh hoạt vào đa số tham gia hoạt động chả mất mấy thời gian nên cứ chọn lựa hoạt động phù hợp với bản thân,có thể bạn sẽ có thể mất cả một này tham gia hoạt động nhưng đừng lo môn bạn học ngày hôm đó hãy dời lại vào hôm sau,lịch học cứ di động như vậy.

Bạn sẽ thoải mái và dễ học hơn,năm mình học mình không lập thời gian biểu mình học theo khoảng thời gian thích hợp thôi,hôm nay thích môn gì thì dành cả ngày cho môn đó chứ đừng lăn tăn phải là một tuần phải học đủ các môn 1 ngày phải phân chia học nhiều môn,đừng tự gây áp lực cho bản thân,nó sẽ phản tác dụng đấy 😀

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.