Kinh nghiệm khi đi thực tập điều dưỡng ở bệnh viện cho sinh viên y khoa

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

ykhoa247.com xin giới thiệu kinh nghiệm đi lâm sàng điều dưỡng dành cho các bạn Y1 Y2 Y3. Đây là một bài chia sẻ kinh nghiệm của fb: Nguyễn Phan Quỳnh Lâm. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn sinh viên y khoa có thể đi thực tập điều dưỡng tốt trong bệnh viện.

 

Đi điều dưỡng, học được gì? 

Nếu bây giờ anh hỏi BV có bao nhiêu tầng? ICU, cấp cứu, phòng mổ, phòng hậu phẫu ở đâu cũng sẽ có một cơ số bạn chưa nắm.

Điểm qua 1 số điểm khi đi vào 1 BV, các heo phải biết nhen

1/ Tổng quát về BV
– Phân bố phòng BV như thế nào?
– X quang, CT, Siêu âm, MRI ở đâu?
– Khu khám bệnh, khu đóng tiền viện phí ở đâu?
– Cantin, toilet ở đâu?
– Cafe sữa của cantin giá bao nhiêu tiền? (đùa thôi :)) )
– Từ tầng trệt lên có bao nhiêu con đường? (Bao nhiêu cầu thang + thang máy – tính cả thang thoát hiểm rất ít sử dụng và thang chở rác)
– Thang máy nào dùng chung, thang máy nào cho cán bộ bệnh nhân.
– Sdt gọi thang máy cho chuyển bệnh
– Một thang máy chưa bao nhiêu cái giường? Bao nhiêu cái xe lăn? Trọng tải bao nhiêu? (Đi thang máy cẩn thận móc túi). BV nào cho SV đi ké thang máy?
.
2/ Khoa
– Khoa đó tên tiếng anh là gì?
– Trưởng khoa
– Một khoa có bao nhiêu BS, bao nhiêu điều dưỡng +/- hộ lý
– Khoa có bao nhiêu phòng? Đang có bao nhiêu BN?
– Phòng hành chánh – khu hành chánh – các phòng phụ (phòng ĐD, phòng BS, kho, máy ECG, các đồ dụng cụ điều dưỡng)
– Thuốc sử dụng ở khoa bao gồm? Cách sử dụng? (Uống – pha – chích)
– Bình rửa tay trước cửa phòng
– Bệnh nào là bệnh nhiễm cần đề phòng? (HBV-HIV-Lao-ComboLauGiangmaiCandida…)
.
3/ Kỹ năng
– Nở 1 nụ cười thân thiện không kém phần nguy hiểm
– Lấy lòng tin BN – lấy thiện cảm BN (Hỏi tên, hỏi tuổi)
– Hỏi bệnh (giao tiếp)
+ Lý do vào viện
+ Nhập viện hồi nào?
+ BS đã khám chưa? Tư vấn gì?
+ Ăn uống (ăn gì, bao nhiêu, mấy giờ)
+ Ngủ nghỉ (ngủ được không, cần lót nhiều gối không, ngủ gác chân, ngủ bị giật mình, ngáy, khò khè khi ngủ,…)
+ Tiểu tiện (Tiểu bao nhiêu – ước lượng chai, xị – bao nhiêu lần, tiểu đêm => Bị lâu chưa?)
+ Tiêu (ngày mấy lần, tiêu lỏng hay đặc, phân màu gì, số lượng, đóng khuôn, mùi khắm bất thường)
+ Từ hồi nhập viện có sốt, ho, tiểu buốt khó không?
+ Từ đó giờ có mắc bệnh gì chưa? (Tiền sử bản thân, gia đình, dịch tễ)
.
– Khám tổng trạng
+ Tri giác (Glassgow)
+ Da niêm
+ Dấu hiệu sinh tồn (Mạch, HA, Thở, Nhiệt, BMI)
+ Tuyến giáp
+ Hạch ngoại vi
+ Lông tóc móng
+ Phù (tìm cách khám phù)
.
– Khám cơ quan (chưa biết bệnh nhưng vẫn khám được)
+ Khám tim
+ Khám phổi
+ Khám bụng
Không khám được thì bám BS, bám các anh chị nghe họ khám, hỏi bệnh lấy kinh nghiệm.
.
– Hỗ trợ các chị điều dưỡng
+ Pha thuốc (pha chậm thì ráng pha nhanh, bẻ ống tự tin lên, bẻ 100 ống là chẳng sợ gì nữa, cẩn thận củi lửa)
+ Thay dịch truyền
+ Lắp dịch truyền
+ Tiêm bắp
+ Tiêm kim luồn (coi chừng vuột)
+ Tiêm mạch (hơi ít) nhưng lấy máu XN thì nhiều.
+ Đo ECG
+ Gửi xét nghiệm hóa sinh – công thức máu cho đúng chỗ
+ Đẩy BN đi X quang, CT, MRI, Siêu âm (không khuyến khích tốn thời gian lắm, mà kiểu nào cũng dành làm haha)
+ Thay drap giường
+ Rút sonde dạ dày, sonde tiểu (học kỹ rồi làm)
+ Đặt kim luồn (hơi bị khó)
+ Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu (khó hơn thằng trên chút xíu)
+ Thay rửa vết thương
+ Xả hậu môn nhân tạo – thay hậu môn nhân tạo
+ Sao thuốc
+ Cho BN thở khí dung
+ Cho BN thở Oxy
+ Chích insulin (dưới da) – bút insulin
+ Chích đường huyết bằng máy cầm tay
+ Hướng dẫn BN dùng thuốc uống, tư vấn ăn uống (hỏi kỹ bệnh gì mới kêu nha, vd THA kêu BN “ăn mặn”, Suy thận ăn nhiều “đạm” vào. Tiễn về sớm luôn đó!)
+ Hướng dẫn BN đóng tiền viện phí, đóng tạm ứng.
+ Tư vấn BN có điều gì khác biệt của BHYT và không BHYT. Hướng dẫn đi đúng tuyến để hưởng BHYT mức cao nhất!

Tất cả nhân lên cơ số BN mình khám được. Nhóm trưởng chia phòng chứ có nhiều khi nhảy qua nhảy lại khám ké cũng được. Nhớ tôn trọng người phòng đó

4. Những vấn đề khó nói
– Đụng chạm các bạn trường khác (ngta cũng dễ thương thôi, mở lòng thôi chứ có sao đâu, anh đi anh làm quen với họ dễ, cũng bình thường. Lúc nào tâm thế là học hỏi, đừng đi dạy hay chơi cắt cớ ngta)

– Hiện tượng “cò bay thẳng cánh” đầy hành lang. Mấy heoo đi ĐD như anh liệt kê đâu phải có mỗi cái chuyện chích thuốc đâu xong mà đứng đầy hành lang chẳng làm gì (phí thời gian vô ích)

– Hiện tượng “bu xe”: điều dưỡng còn chưa đi lấy xe đi mất rồi. Đi ĐD như anh liệt kê đâu có phải quanh mỗi cái xe đó? Thường là rất đông chích không nổi, thì tối đi tha hồ, mấy khoa chích hoài không hết

+ Ngoại tổng quát

+ Nội tiêu hóa

+ Cấp cứu

+ Nội tim mạch

Tha hồ mà vô làm, tự tin lên nhờ anh chị đi trước, anh chị ĐD chỉ giáo. ĐỪNG GIÀNH GIẬT LÊN CONFESSION. VĂN MINH LÊN các heo nhen, lần rồi 4 lớp đi cũng êm, các heo giỏi quá trời rồi.

Lên Y3 như anh trốn chui trốn nhủi để đừng đi chích thuốc vì học bài không kịp :'(

– Hiện tượng “ta đây”. Có 2 trường hợp

+ Y2 mà mấy heo đi dạy trường khác, bạn khác, dạy luôn anh chị là không được. HOẶC các heo chưa hiểu tới HOẶC người ta sai thì cũng đừng nói, đâu được lợi gì? Về tìm hiểu hỏi lại rút kinh nghiệm bản thân.

+ SV 2 sao đi dạy (có gì khác?). Mấy heo hay nghe Y2 đi dạy lại Y3 Y4 các kiểu ấy. Các SV thêu 2 sao chưa chắc là bằng tuổi mấy heo, anh không nói đối tượng liên thông… nha. Đó là các anh chị Y5 Y6 hết áo hoặc giả danh Y2 để đi học. Nguy hiểm lắm đừng có trông mặt mà bắt hình dong :))

==> Đừng cổ gắng thể hiện, tâm thế :”LUÔN HỌC HỎI”

5. Đem gì?

– Áo + nón blouse + quần trắng

– Ống nghe

– Máy đo huyết áp

– Nhiệt kế

==> Hàng bắt buộc và dễ mất xin giữ kỳ, xin giữ kỹ Litmann ==” đừng đemm ra khoe ầm ầm rồi ầm ầm đi kiếm

– Giỏi thì sắm đen soi đồng tử học cách khám nhãn cầu ^^

– Búa phản xạ (không bắt buộc)

– Giày quai hậu/ hà mã (nói chung tùy khoa bắt đi giày dép sao đó, nhìn chung lịch sử và thoải mái nha)

6. Nhớ

1/ Nghe lời anh chị ĐD, BS, anh chị Y lớn. Kính trên, lễ phép (không có nhường dưới đâu vì đâu có ai dưới mấy heo nữa)

2/ Anh chị nhờ thì phải làm, nhỡ như anh chị đang thi, mấy đứa giúp dc kha khá việc cho ngta đó. Người ta thương người ta dạy lại, rồi biết đâu kiếm được crush gì đó ôi anh không rành lắm.

3/ Nhẹ nhàng tình cảm với BN. Người ta đang đau mà làm quá người ta lên cơn đau tim đó…

4/ Save bài này lại, đi có quên gì lấy ra coi hoàn thành chưa? Hỏi thêm người hướng dẫn mình cuối giờ (nếu có), nhớ ký điểm danh và lúc đi khám đừng có lủi xuống cantin ngồi !!!

Đii nghe BS khám, anh chị khám nhớ mục tiêu bản thân, nhường chỗ cho các anh chị Y3 Y4 Y6 đang đi học.

Đọc mệt chưa? Rồi các heo có học đủ như vậy hem? Mấy heo đớt đầu chưa biết thì hỏi, không được thì vào BV đi tìm thử, đi chung với các bạn đợt tới luôn.

Năm sau còn nhiều mục tiêu nữa, bây giờ nắm rõ BV đã sau này hỗ trợ nhiều lắm.

P/S: Giờ anh nhớ được nhiêu đó, cũng tương đối đủ mục tiêu của anh. Mấy đứa ráng học, mình chăm học đến lúc sẽ gặp được thầy, được anh chị chịu dạy với cái nền sẵn như vậy, mình sẽ tiến nhanh hơn!

 

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.