Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
LẤY KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
Chỉ định
Xét nghiệm khí máu động mạch dùng để định lượng phân áp O2 (PaO2), định
lượng phân áp CO2 (PaCO2), pH, lượng kiềm dư, và độ bão hoà oxy trong máu
động mạch (SaO2).
Máu động mạch được lấy bằng kim chọc mạch qua da hoặc lấy qua ống thông
đặt trong động mạch.
Các vị trí chọc khí máu động mạch:
Vị trí chọc ở động mạch quay : Dễ thực hiện và thoải mái hơn cho người bệnh. Vị trí chọc là điểm mạch n ả y rõ nhất giữa đầu xa xương quay và gân gấp cánh tay quay khi bàn tay ngửa tối đa.
Nên tiến hành nghiệm pháp Allen để xác định những trường hợp rối loạn tuần hoàn bàng hệ bàn tay. Nghiệm pháp allen âm tính là chống chỉ định tương đối để chọc động mạch quay.
Nghiệm pháp Allen thực hiện như sau: Tay người bệnh nắm chặt, được nâng lên cao cùng lúc với ép mạnh cả hai bên động mạch quay và trụ. Tiếp đó hạ bàn tay xuống và lòng bàn tay mở ra, bỏ ép bên động mạch trụ. Test allen dương tính khi sắc hồng bàn tay trở lại trong vòng 5 giây.
Vị trí chọc ở động mạch cánh tay: Vị trí chọc là điểm nẩy rõ nhất ở hõm khuỷu, bờ trong gân cơ nhị đầu cánh tay khi cánh tay duỗi thẳng, để ngửa, chọc ngay trên nếp gấp cẳng tay.
Vị trí chọc ở động mạch đùi: Vị trí chọc là điểm nẩy rõ nhất ngay dưới dây chằng bẹn, với chân duỗi thẳng, góc chọc 90 độ đối với người gầy, có thể hạ thấp góc này ở người béo.
Kỹ thuật
Xác định vị trí chọc mạch (nơi mạch nảy nhất) và góc chọc kim (tuỳ độ dày mỏng của lớp mỡ dưới da).
Sát trùng và gây tê tại chỗ định chọc, tránh tiêm thuốc tê vào động mạch.
Một tay sờ mạch/giữ mạch máu cố định, một tay dùng xilanh có kim (kích
thước 22 – 25G, kim tráng heparin), đưa nhẹ nhàng qua bề mặt da, chọc một góc nghiêng 60 – 90 o so với mặt da, đưa kim từ từ vào đến khi có tia máu phụt ngược vào xilanh, rút bơm lấy khoảng 2 – 3 mL, sau đó rút kim và ép vào chỗ chọc 5 – 15 phút. Chú ý loại bỏ các bọt khí trong mẫu máu và cần làm xét nghiệm khí máu trong vòng 15 phút để tránh tiêu thụ oxy của các bạch cầu
Biến chứng
Các biến chứng có thể gặp như: Chảy máu, bầm tím, huyết khối tại chỗ chọc, chấn thương mạch máu, thông động tĩnh mạch hay tổn thương thần kinh.
ĐẶT ỐNG THÔNG THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH XÂM LẤN
Chỉ định
Theo dõi liên tục huyết áp động mạch ở những bệnh nhân nặng, có tình trạng huyết động không ổn định.
Cần lấy mẫu máu động mạch nhiều lần.
Chống chỉ định
Rối loạn đông máu nặng. Hiện tượng Raynaud.
Viêm tắc động/tĩnh mạch.
Mạch máu xơ vữa, vôi hóa nặng .
Tránh các mạch tận (động mạch duy nhất nuôi phần chi thể) như mạch cánh tay.
Chuẩn bị ban đầu
Xác định vị trí chọc động mạch (quay hoặc đùi). Nên làm nghiệm pháp Allen
trước khi đặt ống thông động mạch đường động mạch quay.
Đặt bàn tay duỗi và ngửa, có thể dùng đồ kê dưới cổ tay (để đưa động mạch nổi gần da hơn ).
Vị trí đặt ống thông cần được vô trùng bằng dung dịch sát khuẩn và trải toan vô khuẩn, phải dùng găng tay vô khuẩn.
Sử dụng thuốc gây tê tại chỗ (lidocain e 1%) nếu người bệnh còn tỉnh.
Kỹ thuật đặt ống thông động mạch: Kỹ thuật sử dụng dây dẫn (Hình 19.1)
Sờ vị trí mạch nảy bằng tay không thuận (vị trí cách cổ tay 1 – 2 cm, trong rãnh mạch quay), đẩy kim chọc có nòng về phía động mạch theo một hướng từ 30 – 45 độ ( H ình 19. 1a) cho đến khi nhìn thấy tia máu trào ngược ra ( H ình 19.
1b). Tiếp đó, đẩy sâu kim và nòng thêm một vài milimet nữa ( H ình 19. 1c). thông khi có bất k ỳ dấu hiệu tổn thương mạch máu hoặc rút sớm khi ống Rút kim ra trước ( H ình 19. 1d), rút nòng ra từ từ cho đến khi nhìn thấy dòng máu trào ngược ra rõ ràng ( H ình 19. 1e), khi đó đẩy dây dẫn qua nòng vào lòng mạch máu (Hình 19. 1f). Sau đó, ống thông được đẩy vào trong lòng động mạch, trượt trên dây dẫn vào trong lòng mạch ( H ình 19. 1g).
Ép nhẹ lên thành mạch (để tránh chảy máu), đưa dây dẫn ra ngoài ( H ình 19. 1h) và kết nối ống thông với hệ thống theo dõi HA liên tục . Sau đó cố định ống thông bằng chỉ khâu hoặc băng dính.
Kiểm tra định kỳ tưới máu phần chi thể ở dưới vị trí chọc động mạch sau khi
đặt ống thông theo dõi HA động mạch. Rút bỏ ống thông không còn cần thiết.
Hình 19.1 : Kỹ thuật đặt ống thông dùng dây dẫn
Kỹ thuật đặt ống thông động mạch dùng kim luồn (Hình 19.2)
Sờ vị trí mạch nảy bằng tay không thuận (vị trí cách cổ tay 1 – 2 cm, trong rãnh mạch quay), đẩy kim chọc có nòng nh ựa về phía động mạch theo một hướng từ 30 – 45 độ ( H ình 19. 2a) cho đến khi nhìn thấy tia máu trào ngược ra ( H ình 19. 2b). Đẩy kim vào sâu hơn một chút sau đó hạ góc kim 10 – 15 độ ( H ình 19. 2.c), nòng nhựa được đẩy trượt qua kim vào trong lòng mạch ( H ình 19. 2.d).
Các bước còn lại tương tự như đã trình bày ở trên.
Hình 19.2: Kỹ thuật đặt ống thông động mạch dùng kim luồn
Biến chứng
Nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân . Chảy máu, tụ máu , bầm tím.
Biến chứng mạch máu: T ổn thương mạch máu, giả phình, tắc mạch do huyết khối, co thắt mạch.
Co thắt mạch có thể xảy ra sau nhiều lần cố gắng chọc mạch không thành công. Nếu có co thắt m ạch , nên chuyển vị trí chọc mạch khác.
Nếu gặp khó khăn khi luồn dây dẫn hoặc ống thông mặc dù vẫn thấy máu chảy ngược qua kim chọc thì nên thử thay đổi góc kim, rút kim lại một chút hoặc tiến sâu thêm một chút.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.