Một số câu hỏi cần biết khi thi thực hành giải phẫu

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

ykhoa247.com xin chia sẻ về kinh nghiệm thi thực hành giải phẫu. Đây không phải là những chia sẻ từ các bạn sinh viên y dược mà là của giảng viên, ở đây GV sẽ giải đáp những thắc mắc của sinh viên khi thi thực hành giải phẫu.
Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn vượt qua kì thi giải phẫu với điểm số cao nhất có thể.
Lưu ý: bài share này đôi khi chỉ đúng với một số trường đại học y dược nên các bạn có thể tham khảo qua



⁉️⁉️ Topic về thực hành Giải phẫu ????

Topic này dựa trên mong muốn ko có tình trạng sốc tâm lý sau buổi thực hành đầu tiên, cũng như mong muốn các bạn học tốt được học phần Giải phẫu này nên đừng có đọc xong mà không thả tim nhé ????‍♀️????‍♀️ Tội cô giáo ????‍♀️

1️⃣ Tỷ lệ học lại có cao không?

– Giải phẫu đại cương không khó đến nỗi có học mà vẫn phải học lại. Nhưng không có ý định học cẩn thận thì khả năng nhiều là tích D, bét hơn nữa thì tạch.

2️⃣ Thực hành bao nhiêu buổi? Nội dung thực hành như thế nào?

– Chương trình gồm 12 bài thực hành. Nội dung từng bài như ảnh bên dưới.
– 1 buổi thực hành thường trải qua 4 phần. Nghe giảng lý thuyết thực hành đầu giờ, tự học, trao đổi giải đáp thắc mắc trên mô hình,lại tiếp tục tự học và lượng giá cuối buổi.

3️⃣ Hình thức lượng giá cuối buổi thực hành như thế nào?

– bài kiểm tra gồm 3 phần: điền từ còn thiếu vào đoạn mô tả (2 điểm), phân tích hình (2 điểm) và chạy trạm mô hình (4 điểm) + 2 điểm chuyên cần = tổng 10 điểm.
+ Phần điền từ: là 1 đoạn bất kì trong sách được đục mất 8 lỗ và yêu cầu các bạn điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn mô tả. Các từ phải điền chủ yếu là các chi tiết giải phẫu.
+ Phần phân tích hình: 3 yêu cầu: nêu được tên hình, mô tả được hình đó và nêu ứng dụng lâm sàng có liên quan.
Hai phần này các bạn sẽ làm trong 10’.
+ Chạy trạm mô hình: 4 bàn mô hình, mỗi bàn gồm từ 1-nhiều mô hình có các chi tiết được dán sẵn số . Các bạn được phát 1 tờ bài kiểm tra có ghi sẵn nội dung cần tìm ở 4 bàn, tới bàn nào thì tìm chi tiết được hỏi xem là số mấy và điền vào bài. Mỗi bàn 5 chi tiết – thời gian 1 phút/ bàn . Chưa kịp ngáp đâu đã nghe thấy tiếng hô chuyển bàn rồi nhé.

4️⃣ Chuẩn bị những gì trước khi đi thực hành?

– Học trước nội dung lý thuyết của bài thực hành. Vì trừ bài xương, cơ chưa được học lý thuyết nên các thầy cô sẽ giảng kỹ hơn ra thì các bài còn lại đã học lý thuyết nên chủ yếu là các bạn tự xác định các chi tiết trên mô hình. Nếu ko học trước bài ở nhà thì cứ chuẩn bị tinh thần lên lớp sẽ chẳng hiểu thầy cô đang nói gì và mình đang ở đâu ????
– Sau khi học lý thuyết xong hãy tự mình check lại kiến thức bằng cách hoàn thành bài tập Atlas các bạn sẽ được phát vào buổi học tới. Trước buổi học nào hoàn thành bài đó. Chi tiết nào chưa điền được thì xem lại.
– Chăm hơn nữa thì phân tích thử một số hình trong chính quyển bài tập Atlas đó để đến lúc kiểm tra đỡ bỡ ngỡ.
– khi đi thực hành cần mang: áo blouse, thẻ sinh viên,giáo trình, bài tập Atlas, vở để ghi chép, và ko thể thiếu là Atlas của Frank Netter. Có thể tải file PDF về điện thoại đỡ phải ôm quyển Atlas to đùng.

5️⃣ Có thực hành trên xương thật không?

– Có nhé. Nhưng không có nhiều, chỉ có một số xương thật còn phần nhiều là mô hình.
???????? Tổng kết lại: khi đi thực hành các bạn sẽ được các thầy cô hướng dẫn kỹ hơn, và chính các bạn khi “ trải nghiệm” qua từng bài cũng sẽ rút ra kinh nghiệm xương máu cho chính mình. Thực hành không hề khó nếu các bạn thật sự để tâm và muốn học đâu????????????

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.