Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
NGỘ ĐỘC CẤP ETHANOL
BV Chợ Rẫy
ĐẠI CƯƠNG
Rượu ethylic (ethanol ) là rượu uống thông thường (Hennessy, Remy Martin,… rượu trắng, rượu nếp,…) các chất có nguồn gốc rượu khác (methanol, isopropanol, ethylen glycol) được dùng trong công nghiệp, không uống được (gọi là cồn công nghiệp).
Để phân tích ngộ độc rượu: ĐOÁNồng độ rượu trong máu và tính được khoảng trống áp lực thẩm thấu là quan trọng. Sự hiện diện của khoảng trống áp lực thẩm thấu gợi ý sự hiện diện của các chất có trọng lượng phân tử thấp như: ethanol, isopropanol, methanol hay ethylene glycol.
Khoảng trống áp lực thẩm thấu = áp lực thẩm thấu đo – áp lực thẩm thấu tính.
Khoảng trống áp lực thẩm thấu bình thường < 20 mosmol/lít.
Áp lực thẩm thấu đo: từ phòng xét nghiệm.
Áp lực thẩm thấu tính = 2 (Na) + BUN/2,8 + Glucose/18
Nồng độ rượu trong máu = 4,6 lần khoảng trống áp lực thẩm thấu.
Ngộ độc rượu ethylic cấp tính có thể gây chết người do suy hô hấp, tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tử vong thì thường liên quan đến tổn thương do tai nạn.
Ngộ độc rượu ethylic thường gây ra chấn thương cho bệnh nhân và đánh giá những biến chứng thì tùy theo tổn thương của bệnh nhân.
Ở mức trung bình, người không nghiện rượu có mức độ thải rượu từ: 15 –25 mg/dl/giờ và người nghiện rượu từ 25 – 35 mg/dl/giờ.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc rượu cấp bao gồm nói năng lộn xộn, hành vi không kiềm chế được, ức chế hệ thần kinh trung ương và sự phối hợp thay đổi. Các biểu hiện chấn thương đầu có thể bị lu mờ bởi ngộ độc rượu. Biểu hiện nặng của ngộ độc rượu cấp là hôn mê.
Chu trình chuyển hoá bình thường của rượu ethylic (ethanol):
Ethanol Acetaldehyde Acid acetic Acetyl C0A (chu trình Krebs)
CO2 + H2O.
Nếu bệnh nhân uống nhiều rượu. quá trình chuyển hoá làm tăng dư thừa acetaldehyde, sẽ tạo ra: T.H.P (tetra hydro papaveroline), T.H.C (tetra hydro carboline), T.I.Q (tetra hydro isoquinoline). Những dẫn chất này thật sự giống với alcaloide của morphine gây ra suy hô hấp và hôn mê (DAVIS và Cs 1970).
Naloxone là chất đối kháng thực thụ với thuốc phiện, morphine [LARCAN 1991], được dùng để điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân hôn mê ngộ độc rượu ethylic cấp tính. (Sorensen 1978, Mendelson 1977, Auzepy 1982, Jeffry 1980, …).
Hôn mê có đặc điểm:
Hôn mê yên lặng, giảm trương lực, không dấu thần kinh khu trú, dãn đồng tử, giảm phản xạ xương gân, hạ thân nhiệt, hạ huyết áp, hạ đường huyết, tiểu nhiều, suy hô hấp.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định: Căn cứ vào bệnh sử có uống rượu và lâm sàng biểu hiện ngộ độc rượu, nồng độ rượu trong máu cao >3g/l (nếu b/n đến muộn có thể nồng độ rượu trong máu thấp), khoảng trống áp lực thẩm thấu tăng > 20mosmol/l.
Chẩn đoán loại trừ: Chấn thương sọ não (xuất huyết não, dập não), tai biến mạch máu não, hạ đường huyết, hội chứng tiền sảng rượu, bệnh não do rượu, viêm não màng não, và các ngộ độc khác (benzodiazepines, barbiturat, cannabis, cocain).
ĐIỀU TRỊ
Hồi sức cấp cứu chung: Bảo đảm đường hô hấp
Hút đờm nhớt, chất nôn ói.
Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.
Thải trừ độc chất (rượu): Đặt ống thông rửa dạ dày (nếu đến sớm trong 1-2 giờ đầu) và hút dịch để tránh nôn ói làm tắc nghẽn hô hấp, làm xét nghiệm đường huyết.
Tiêm Vitamin B1: 100mg bắp thịt trước khi truyền glucose.
Chống hạ đường huyết nếu có: Glucose 30%,100ml hay glucose 5%,500ml truyền tĩnh mạch.
Điều trị đặc hiệu: Naloxone hydrochloride:0,4mg/ml/ống nếu có hôn mê.
Liều lượng:
+ Thông thường 0,01-0,02mg/kg.
+ Trung bình: 0,4-1,2mg(1-3 ống) tiêm TM, TB,TDD.
+ Tiêm nhắc lại: 0,4mg (1 ống)/30phút, cho tới khi bệnh nhân tỉnh.
+ Liều tối đa:10mg (25 ống) -> nếu không kết quả => cần xem lại chẩn đoán.
Đề phòng tái hôn mê, suy hô hấp: 0,01-0,02mg/kg/giờ:
+ Trung bình: truyền tĩnh mạch 1 -> 2 ống /giờ, pha trong dung dịch: natrichlorua 0,9%, G.5%.
Các biện pháp điều trị bổ xung:
Hôn mê + rối loạn chuyển hoá:
Chống hạ đường huyết: truyền TM glucose 5%,500ml hay glucose 30%,100ml.
Chống toan: truyền TM dung dịch bicarbonate đẳng trương 1.4% hay dung dịch bicarbonate ưu trương 5%.
Hôn mê + kích động: Clorazepate dipotassique (Tranxene 20mg/2ml/ống TM chậm), Benzodiazepines (Seduxen 10mg TM chậm,TB). Cần theo dõi tình trạng hô hấp của bệnh nhân.
Hôn mê sâu:
Thông khí nhân tạo: Bóp bóng giúp thở, máy giúp thở.
Thận nhân tạo hay lợi tiểu mạnh (furosemide).
Thẩm phân phúc mạc: đối với trường hợp nồng độ rượu trong máu lớn hơn hay bằng 5g/l, trẻ em, người già yếu.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.