Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
ykhoa247.com xin giới thiệu slide bài giảng COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Hi vọng qua slide này các bạn sẽ học được nhiều hơn từ tiếp cận triệu chứng, chẩn đoán và điều trị được COPD. Và nắm được một số loại thuốc xịt hay biệt dược hay dùng trong điều trị COPD.
Như các bạn đã biết, COPD và hen phế quản có triệu chứng kha khá giống nhau nhưng điều trị thì nguyên tắc là không hoàn toàn giống nhau. Do đó việc đặt ra các tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt là cần thiết.
Mặt bệnh COPD và hen phế quản hay gặp ở khoa nội hô hấp các tuyến là khá nhiều và để lại nhiều nguy cơ tử vong khi bệnh nhân lên cơn cấp. Do đó xử trí nhanh đợt cấp COPD hay hen là thực sự quan trọng để cứu sống tính mạng cho bệnh nhân.
Một số phần quan trọng trong bài giảng này:
MỤC TIÊU
1. Nắm định nghĩa, dịch tễ, bệnh nguyên, cơ chế sinh bệnh và sinh lý bệnh BPTNMT
2. Nêu được lâm sàng, cận lâm sàng và phân giai đoạn BPTNMT
3. Chẩn đoán xác định và phân biệt
4. Phát hiện sớm đợt bộc phát cấp BPTNMT
5. Biết cách điều trị theo từng giai đoạn, mức độ trầm trọng và dự phòng
I. ĐỊNH NGHĨA
– Giới hạn lưu lượng khí ko hồi phục hoàn toàn.
– Xảy ra từ từ, kèm đáp ứng viêm bất thường của phổi
– COPD=VPQmạn+KPT +HPQ ko hồi phục
VII. PHÂN GIAI ĐOẠN LS COPD
Gđ 0: có nguy cơ.
Gđ I (nhẹ): Ho mạn tính và khạc đàm (bệnh nhân ko chú ý đến).
Gđ II và III (vừa và nặng): khó thở khi gắng sức
Gđ IV (rất nặng): ho, khạc đàm điển hình, ↑khó thở, xuất hiện biến chứng.
X. ĐỢT BỘC PHÁT CẤP BPTNMT
↑khó thở, ↑ho&khạc đàm, ↑lượng đàm mủ.
Hô hấp ký: PEF < 100lít/phút, hay FEV1 < 1.00L →đợt bộc phát cấp nặng (trừ trường hợp giới hạn đường thở nặng mạn tính).
Khí máu ĐM:
PaO2 < 60mmHg ± SaO2 < 90% = SHH
PaO2 < 50mmHg, PaCO2 > 70mmHg, pH < 7,30 = cấp cứu
X-quang phổi: ∆≠
ECG: dày nhĩ Phải, phì đại thất Phải, loạn nhịp và thiểu năng vành.
CTM: ↑WBC (*Neut), đa hồng cầu (Hct > 55%)
Cấy đàm: Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influnzae và Moraxella catarrahalis.
XỬ TRÍ ĐỢT BỘC PHÁT CẤP BPTNMT
1. Chụp X-quang phổi
2.Thuốc GPQ
Khí dung: đồng vận β2 tác dụng ngắn (salbutamol) = kháng cholinergic (ipratropium)
Tiêm: methylxanthines và những loại thuốc cường giao cảm
3. Corticoide: toàn thân, 2 tuần.
+ 3 ngày đầu: methylprednisolone 125mg/6 giờ,
+ ngày 4th -7th : prednisolon 60mg/ngày
+ ngày 8th -11th: prednisolon 40mg/ngày
+ ngày 12th-15th: prednisolon 20mg/ngày
4. Kháng sinh: Cephalosporine III, Macrolides, Fluoroquinolones hô hấp.
5. Oxy liệu pháp
6. Thông khí áp lực dương ko xâm nhập: bệnh nhân nội trú bị đợt cấp COPD
***Chống chỉ định: Thuốc tiêu nhầy, vật lý trị liệu lồng ngực, methylxanthines.
***Áp dụng thực tế
+ Mức độ nhẹ: X-quang phổi, khí dung GPQ.
+ Mức độ vừa: X-quang phổi, khí dung GPQ, corticoid toàn thân, oxy, thông khí áp lực dương ko xâm nhập.
+ Mức độ nặng: như mđ vừa + KS.
File này gồm 37 slide rất trực quan và dễ đọc.
Chi tiết rõ hơn các bạn tham khảo file.
PREVIEW
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.