Slide bài giảng tiếp cận hen phế quản

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

ykhoa247.com xin giới thiệu đến quý bạn đọc slide bài giảng hen phế quản.



Hi vọng với slide này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về hen phế quản, từ định nghĩa đến cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán và điều trị hen phế quản.

Slide gồm khoảng 41 trang gồm các kiến thức rất dễ hiểu và slide trình bày khá trực quan.

Bạn đọc có thể tham khảo.

Một số phần quan trọng trong file:

Hen phế quản (suyễn): (Theo GINA-Global Initiative for Asthma) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và nhiều thành phần tế bào; viêm mạn tính gây nên một sự gia tăng phối hợp sự tăng đáp ứng phế quản dẫn đến những đợt tái diễn của ran rít, khó thở, bó sát lồng ngực và ho đặc biệt xảy ra ban đêm hay vào sáng sớm; những đợt này thường phối hợp với sự tắc nghẽn phế quản lan rộng nhưng thay đổi, sự tắc nghẽn này thường có tính cách hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

PHÂN LOẠI

Hen phế quản dị ứng

Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn:

+ Dị ứng nguyên hô hấp: thường là bụi nhà, các loại bọ nhà như Dermatophagoides ptéronyssimus, bụi chăn đệm, các lông móng các loài gia súc như chó, mèo, chuột, thỏ v.v…; phấn hoa, cây cỏ, hay nghề nghiệp trong các xưởng dệt.
+ Dị ứng nguyên là thuốc aspirine, kháng viêm không steroide, pennicilline; trứng, một số phẩm nhuộm màu và chất giữ thực phẩm.

 Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn:

+ Vi khuẩn thường gặp là streptococcus pyogenes, streptococcus pneumoniae, staphylococcus aureus…
+ Virus: Thường gặp là virus hợp bào hô hấp, parainfluenza, cúm.
+ Nấm: Như nấm Cladosporium hay Alternaria, các nấm mốc.
+ Hen phế quản không do dị ứng
+ Di truyền: Tiền sử gia đình, liên quan đến kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA.
+ Gắng sức: Khi gắng sức và nhất là khi ngưng gắng sức.
+ Thời tiết: Không khí lạnh.
+ Rối loạn nội tiết: Trong thời kỳ trưởng thành, thời kỳ trước kinh nguyệt, lúc mang thai, thời kỳ mãn kinh.
+ Yếu tố tâm lý: Tâm trạng lo âu, mâu thuẫn cảm xúc, chấn thương tình cảm.

-Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) khởi phát từ khi còn trẻ ( hen sớm ), thường kèm với eczema hoặc
viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen hoặc tạng Atopic, test da dương tính với dị nguyên.

-Hen nội sinh ( hen nhiễm trùng ) là những trường hợp hen không do dị ứng thường hen muộn trên
30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, test da âm tính, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen ( trừ nhiễm trùng và Aspyrin ), IgE máu bình thường.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Hen tim:

+Bệnh nhân có tiền sử các bệnh van tim như hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ, cao huyết áp, suy tim trái. Do ứ máu ở phổi về đêm, xung huyết, phù nề, kích thích gây co thắt cơ phế quản. Triệu chứng: có cơn khó thở về đêm, khó thở nhanh, cả 2 kỳ, nghe phổi nhiều ran ứ dịch, rất ít ran ngáy, ran ẩm, đàm bọt hồng,
Xquang phổi: hình ảnh phổi tim (ứ dịch), điều trị lợi tiểu, chống suy tim thì đỡ khó thở. ECG xác minh thêm nguyên nhân..

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tinh:

+Khởi phát muộn ( sau 40 tuổi ), có tiền sử hút thuốc nhiều năm, hoặc tiếp xúc với bụi khói, không có tiền sử gia đình bị hen, bệnh nhân không có tiền sử dị ứng.
Bệnh sử ho khạc mạn tính, khó thở khi gắng sức đôi khi có khó thở thành cơn. Chức năng hô hấp: có rối loạn thông khí tắc nghẽn hoặc hỗn hợp không hồi phục. Test hồi phục phế quản âm tính.
+ Histeria thể hen: là một bệnh lý tâm thần.
+ Viêm phổi kẽ ở người nuôi chim
+ Chít hẹp phế quản do u, tắc nghẽn đường thở trên do viêm hoặc u thanh quản.


PREVIEW


Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.