Sốt ở trẻ em slide bài giảng

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

YKHOA247.com xin gửi đến bạn đọc slide bài giảng Sốt ở trẻ em. Các bạn có thể xem online tại file bên dưới.


SỐT Ở TRẺ EM TS.BS. NGUYỄN HỮU CHÂU ĐỨC BỘ MÔN NHI – TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ MỤC TIÊU ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT TRUNG TÂM ĐIỀU NHIỆT Vùng dưới đồi/Sàn não thất III SINH NHIỆT THẢI NHIỆT 370C TRUNG TÂM ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT Điểm điều nhiệt (set point) TTĐHTN ở vùng dưới đồi có rất nhiều tế bào tham gia quá trình điều nhiệt Neuron nhạy cảm với nóng (warm-sensitive neuron) Neuron nhạy cảm với lạnh (cold-sensitive neuron) Neuron trung gian (intergative neuron) đáp ứng không liên tục với sự thay đổi nhiệt làm nhiệm vụ chủ yếu là dẫn truyền thần kinh TĂNG THÂN NHIỆT: SỐT CƠ CHẾ GÂY SỐT Chất gây sốt nội sinh CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CƠN SỐT Sốt tăng : sinh nhiệt mạnh hơn thải nhiệt. Thường có hiện tượng cường giao cảm, co mạch ngoại vi, da nhợt nhạt, lạnh, nổi da gà, các thớt thịt co lại, ngưng chảy mồ hôi, rét run. Sốt đứng : sinh nhiệt bằng thải nhiệt. Khi sốt cao, các mao mạch ngoài da dãn, mặt đỏ bừng, da khô nóng, nước tiểu giảm. Sốt lui : sinh nhiệt giảm, quá trình thải nhiệt tăng mạnh. Có hiện tượng cường phó giao cảm, mạch chậm lại , ra mồ hôi nhiều, tiểu nhiều. 1 2 3 ĐỊNH NGHĨA SỐT Sốt khi thân nhiệt cơ thể vược quá giới hạn bình thường, nhiệt độ ở nách ≥ 3705C. Trẻ có sốt là triệu chứng chính khi: mẹ khai bị sốt từ mấy hôm trước, hoặc đang có nhiệt độ nách ≥ 3705C hoặc sờ thấy nóng . Phát hiện triệu chứng sốt bằng cách hỏi bà mẹ, sờ vào ngực trẻ ở vùng nách hoặc đo nhiệt độ. ĐO THÂN NHIỆT TRUNG TÂM PHÂN LOẠI SỐT Theo thân nhiệt PHÂN LOẠI SỐT Theo thời gian 0 7 PHÂN LOẠI SỐT TRÊN LÂM SÀNG Kiểu sốt lâm sàng Nguyên nhân Sốt cao liên tục: nhiệt độ lúc nào cũng trên 390C, dao động sáng chiều không quá 10C Virus dengue ( < 7 ngày) Thương hàn (> 7 ngày) Sốt cao dao động: thân nhiệt lúc nào cũng cao, dao động mạnh, sáng chiều chênh lệch từ 1,50C trở lên Các ổ nung mủ sâu Nhiễm trùng nặng Sốt từng cơn: thân nhiệt có lúc bình thường, lúc tăng cao Bệnh sốt rét. Sốt hồi qui: cứ sau mỗi đợt sốt 3 -7 ngày lại có một đợt không sốt, tiếp theo là một đợt sốt trở lại Borrrelia recurrentis Sốt làn sóng: thân nhiệt từ từ lên cao, sau đó ít lâu lại từ từ giảm xuống đến mức bình thường, sau một thời gian dài ngắn tùy trường hợp, sốt lại tái phát Bệnh Brucella Kiểu sốt lâm sàng Nguyên nhân Sốt dạng cao nguyên: sốt từ từ lên cao, duy trì sốt cao liên tục 7 -10 ngày hoặc dài hơn, rồi sốt từ từ giảm xuống Bệnh thương hàn. Sốt cách nhật: ngày sốt một cơn, ngày hôm sau nghỉ sốt, tiếp theo lại sốt cơn khác, sốt một ngày rồi nghỉ một ngày Bệnh sốt rét do P. vivax. Sốt về chiều: thường sốt không cao, sốt về chiều và đêm Sơ nhiễm lao trẻ em Sốt hai pha: pha một sốt cao đột ngột từ 1 đến 4-5 ngày, giảm sốt đột ngột một hai ngày, sốt lại pha hai cao đột ngột kéo dài 1 -2 ngày Bệnh sốt Dengue. Sốt kéo dài không theo qui luật nào Các bệnh bướu, ác tính. PHÂN LOẠI SỐT TRÊN LÂM SÀNG NGUYÊN NHÂN GÂY SỐT Ở TRẺ EM Không do nhiễm khuẩn TÁC DỤNG CỦA SỐT Tác dụng có lợi: Tăng khả năng đáp ứng miễn dịch Tăng phản ứng miễn dịch Tăng huy động tế bào tuỷ xương Tiêu diệt mầm bệnh Hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn SINH HỌC CỦA CHẤT GÂY SỐT NỘI SINH CGSNS/ IL-1 đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch ĐƯMD tế bào: EP/IL-1→ T H → Interleukin-2 (IL-2) → kích thích tăng sinh tế bào T, tối ưu khi có sốt ĐƯMD dịch thể: EP/IL-1→ kích thích tăng sinh tế bào B, tăng tổng hợp Kháng thể Bổ thể: EP/IL-1 giúp tăng tổng hợp bổ thể Góp phần diệt vi khuẩn Giảm Fe và Zn huyết thanh Tăng hóa hướng động Kích thích tổng hợp IL-8 Thu hút BCTT và ĐTB Kích thích phóng thích enzyme từ BC Thay đổi tổng hợp ở gan Giảm albumin tăng tổng hợp bổ thể Tăng fibrinogen, ceruloplasmin, ferritin, CRP SINH HỌC CỦA CHẤT GÂY SỐT NỘI SINH Thoái biến protein cơ IL-1α và TNFα có tác dụng cộng hưởng gây hạ huyết áp, suy giảm chức năng đa cơ quan Tăng phản ứng quá mẫn, shock Tăng quá trình thoái biến, tiêu huỷ, giảm kẽm và sắt máu… Mất nước, rối loạn điện giải Có thể gây co giật do sốt Các rối loạn thần kinh khác: tổn thương tổ chức não, mê sảng, kích thích, ảo giác… có thể dẫn đến TT thực thể Chán ăn, suy kiệt Suy tim, suy hô hấp… TÁC DỤNGCÓ HẠI CỦA SỐT ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH ĐIỀU TRỊ SỐT TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ 4 DẤU HIỆU NGUY HIỂM TOÀN THÂN Trẻ không uống hoặc bú được: khi trẻ không thể mút hoặc nuốt được khi cho uống hoặc bú mẹ. Trẻ nôn tất cả mọi thứ: khi trẻ không thể giữ lại bất cứ thứ gì đã ăn hoặc uống. Trẻ co giật: tay chân trẻ co cứng, trẻ có thể mất ý thức hoặc không đáp ứng với tiếng động. Trẻ li bì khó đánh thức: trẻ không thức hoặc không tỉnh táo, ngủ gà gật không quan tâm đến những gì xảy ra chung quanh. ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH ĐIỀU TRỊ SỐT TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH ĐIỀU TRỊ SỐT TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH ĐIỀU TRỊ SỐT TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH ĐIỀU TRỊ SỐT TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ KHÔNG giữ lại điều trị tất cả các trường hợp có sốt >7 ngày TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP Nghi ngờ nhiễm LAO Tiếp xúc với nguồn lây lao Chủng BCG (±) 10 Dấu hiệu nghi ngờ Sốt về chiều Mệt mỏi Chán ăn Sút cân Ho Khó thở Đau ngực Ho ra máu Vã mồ hôi Xanh xao Xét nghiệm LAO Công thức máu: thiếu máu nhẹ, bạch cầu tăng nhẹ, lymphocyte chiếm ưu thế. VSS: tăng trong 60 – 80 % trường hợp. IDR: dương tính, có thể âm tính trong trường hợp lao nặng, suy giảm miễm dịch XQ Tìm BK TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP Nghi ngờ nhiễm trùng Nguyên nhân phổ biến gây sốt Một số nhiễm trùng có thể xác định chắc chắn qua thăm khám lâm sàng Một số khác cần xét nghiệm bổ sung Xét nghiệm Công thức máu: có thể thiếu máu, bạch cầu tăng cao chủ yếu là trung tính VSS: tăng CRP: tăng Cấy máu: nghi ngờ nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, thương hàn Sinh hóa Xét nghiệm nước tiểu XQ, Siêu âm TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP 1/ Co giật do Sốt: (5% trẻ < 5 tuổi) . Đối xứng . Đơn độc . Cơn ngắn Nặng: . 1 bên . Kéo dài > 15 –30ph . Không trở lại bình thường sau cơn 2/ HC Sốt cao ác tính: . Hiếm . Còn gọi là: sốc do sốt cao kèm tổn thương thần kinh . Chủ yếu ở trẻ nhũ nhi . Nhiệt độ luôn luôn > 40,5° . Trụy mạch, tổn thương đa cơ quan (não +++) . Diển tiến nặng, tử vong, tổn thương TK . Đa số: không tìm ra nguyên nhân . SLB: vai trò của siêu vi và mặc quá nhiều quần áo cho trẻ 3/ Mất nước cấp CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNGCỦA THUỐC HẠ SỐT CÁC THUỐC HẠ SỐT THÔNG THƯỜNG ĐIỀU TRỊ SỐT Thuốc hạ sốt: dùng khi trẻ sốt cao từ 38,5oC trở lên: Paracetamol: – Đường dùng: uống, đặt hậu môn – Liều lượng trung bình: 10-15mg/kg/lần – Có thể dùng lại cách mỗi 4-6 giờ, tối đa 60mg/kg/24 giờ Cần đề phòng ngộ độc Paracetamol: có thể gây ngộ độc cho trẻ, làm huỷ hoại tế bào gan, gây tăng men gan, hôn mê gan Trẻ có nguy cơ ngộ độc paracetamol khi: Dùng Paracetamol ≥ 30 mg/kg/lần hoặc ≥ 60 mg/kg/24giờ hoặc dùng liều cao kéo dài CÁCH LAU MÁT HẠ SỐT CHO TRẺ Nhúng khăn vào thau nước ấm (thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2oC, đảm bảo nước luôn luôn ấm trong suốt quá trình lau mát), vắt hơi ráo. Đặt khăn vào các vị trí sau: 2 hõm nách, 2 bên bẹn, 1 khăn lau khắp cơ thể. Thay khăn mỗi 2 – 3 phút và đo nhiệt độ cơ thể trẻ ở nách mỗi 15 – 30 phút. Ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC. THAM VẤN CHO BÀ MẸ VỀ CHẾ ĐỘ ĂN, UỐNG KHI TRẺ BỊ SỐT Theo dõi phát hiện dấu hiệu nặng Nhập viện khi trẻ có các dấu hiệu sau: Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt > 38°C. Trẻ sốt kèm theo triệu chứng li bì, co giật, bỏ ăn. Trẻ khó thở, nổi ban trên người. Sốt kèm nôn và tiêu chảy. Trẻ sốt trên 39ºC, đã dùng thuốc hạ sốt 1h mà vẫn không thuyên giảm. Cho trẻ ăn và uống nước đầy đủ Không nên mặc nhiều quần áo Không nên chích lễ CÁM ƠN VÀ MỜI ĐẶT CÂU HỎI !!!
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.