Tại sao thuốc chẹn kênh Canxi lại hay được dùng ở người già để điều trị tăng huyết áp ?

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

Chắc hẳn khi đi bệnh viện các bạn sinh viên đã gặp nhiều bệnh nhân tăng huyết áp, cao tuổi. Khi hỏi bệnh về tăng huyết áp, đến phần điều trị thì bệnh nhân thường khai có uống 1 viên Amlor 5 mg mỗi ngày.

Vậy, tại sao lại dùng chẹn Canxi mà lại không dùng các nhóm thuốc khác ? Đây là bài viết giải đáp cho các bạn.

Thuốc chẹn kênh canxi: 

Là nhóm thuốc thường dùng trong đau thắt ngực và tăng huyết áp.

HÃY NHỚ LÀ CHẸN CANXI CÓ 2 NHÓM.

 +Nhóm dihydropyridine (ví dụ nifedipine, amlodipine) tác dụng chẹn chọn lọc hơn lên kênh canxi L ở cơ trơn mạch máu, do đó gây giãn mạch làm giảm sức cản mạch máu và HA.

 +Nhóm non-dihydropyridine (diltiazem và verapamil) với liều điều trị sẽ chẹn kênh canxi ở tế bào cơ tim, do vậy làm giảm cung lượng tim.

HÃY NHỚ 2 NHÓM NÀY TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU LÊN CHỖ NÀO. MÌNH ĐÃ IN ĐẬM.

Verapamil chống loạn nhịp thông qua tác dụng trên nút nhĩ thất.

NHỚ: diltiazem và verapamil có tác dụng điều chỉnh rối loạn nhịp tim nên một số trường hợp trên lâm sàng dùng chẹn Canxi nhóm này để chuyển nhịp.

Dạng thuốc ban đầu của nhóm dihydropyridine như nifedipine viên nang có tác dụng nhanh, gây hạ HA và gây phản xạ kích thích giao cảm, nhịp nhanh và hoạt hoá hệ renin – angiotensin – aldosterone. Vài trường hợp thuốc gây ra đau thắt ngực. Hiện nay, thuốc này không còn vai trò trong điều trị THA kể cả bối cảnh cấp cứu. Loại dihydropyridines tác dụng kéo dài làm hạ HA hiệu quả bằng cách giãn ĐM mà không có hoặc có rất ít hoạt hoá thần kinh thể dịch. Tác dụng bất lợi của nhóm dihydropyridine gồm phù ngoại vi tuỳ thuộc liều dùng không do ứ dịch mà do dịch thấm từ khoang mạch vào mô liên quan do giãn tiểu ĐM tiền mao mạch. Nhóm non-dihydropyridine ít gây phù ngoại vi mà thường làm giảm co bóp tim cũng như nhịp tim, do vậy tránh dùng thuốc ở bệnh nhân rối loạn chức năng thất trái và phải hết sức thận trọng khi phối hợp với thuốc chẹn bêta. Verapamil thường gây táo bón.

Đến đây các bạn cần nhớ. 

+Nifedipine dùng để hạ huyết áp nhanh bữa này không còn ưu tiên nữa.

+Tác dụng phụ của Chẹn canxi hay gặp là phù ngoại vi: tức là phù chi dưới, chủ yếu nơi mắt cá chân. Cơ chế gây phù mình không rõ, chắc là giãn mạch nên tăng tính thấm. Một trường hợp bệnh nhân phù toàn đừng nghĩ đến phù do chẹn Canxi nhé.

Có một số khuyến cáo gần đây lưu ý việc dùng Dihydropyridin tác dụng nhanh đã không được tổ chức y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp Quốc tế công nhận (Furberg 1995, Messerli & cs 1996, Alderman & cs. 1997, Stassen 1995, Schneider 1996) vì thuốc làm tăng tỷ lệ tai biến tim mạch và tử vong. Sử dụng dihydropyridin tác dụng chậm an toàn hơn và ít tác dụng phụ nguy hiểm mà một số tài liệu đề cập đến (làm tăng nguy cơ thiếu máu cơ tm cục bộ, gây xuất huyết, gây ung thư).

Nimodipine có tác dụng chống co thắt mạch máu được dùng trong các trường hợp xuất huyết não dưới nhện (Popovic 1993) và Nitrendipine giảm được 42% đột quỵ ở người lớn tuổi bị THA tâm thu (Stressen & cs. 1997).

Thì ra đoạn cuối chính là cơ sở để thường xuyên sử dụng chẹn Canxi ( hay gặp trên lâm sàng là Amlordipine) cho người già vì giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Hãy nhớ những cái giảm thiểu này thường dựa trên y học bằng chứng, có khuyến cáo và nghiên cứu rõ ràng.

NGOÀI RA: các bạn còn có thể giải thích theo kiểu, do ở người già ( đối tượng nguy cơ cao về nhiều bệnh ) thì việc sử dụng chẹn Canxi tác dụng kéo dài vừa thuận tiện cho việc uống ( 1 ngày 1 viên ), giúp bệnh nhân đỡ quên, góp phần nâng cao việc kiểm soát huyết áp.

Tất nhiên, mỗi người, tùy theo kinh nghiệm lâm sàng sẽ có cách giải thích khác nhau. Nhưng thời đại hiện nay các bạn nên nhớ, cơ chế không đủ tuổi so với y học bằng chứng.


THUỐC CHẸN KÊNH CALCI

+Phù ngoại biên là tác dụng phụ gây phiền toái nhất (10% bệnh nhân dùng liều 10 mg mỗi ngày, nữ > nam)

+Ngoài ra, chóng mặt (3%-4%) và bừng mặt (2%-3%)

+Amlodipine mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn so với các thuốc khác (theo nghiên cứu TOMH)

THUỐC CHẸN KÊNH CALCI 

Điều trị tăng huyết áp

+Được xem một trong những nhóm thuốc khởi trị đầu tay tăng huyết áp không có bệnh kèm theo

+Hiệu quả và an toàn giảm BP và giảm nguy cơ CV dài hạn ở nhiều nhóm bệnh nhân.

+Hạ huyết áp nhưng không gây tăng lipid máu hoặc kháng insulin

+Ít gây phản xạ bù giữ nước và ít làm tăng nhịp tim (verapamil, diltiazem)

Một nghiên cứu ở châu Âu (Syst-Eur study) cho thấy tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong do các biến cố tim mạch giảm đáng kể ở người lớn tuổi bị tăng huyết áp tâm thu khi được điều trị bằng thuốc lợi tiểu
thiazide và dihydropyridine tác dụng kéo dài.

 Phòng ngừa đột quỵ khi sử dụng điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân lớn tuổi

Như vậy mình đã trả lời xong câu hỏi ở phần GIẢI ĐÁP LÂM SÀNG cho các bạn.

Link tài liệu kèm theo. Tài liệu nói về vai trò chẹn Canxi rất hay và đầy đủ của CLB Dược Lâm Sàng Y Huế.

Các bạn có thể tham khảo tại: THUỐC CHẸN KÊNH CALCI TRONGĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

Xem thêm chuyên mục: GIẢI ĐÁP LÂM SÀNG

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.