Tăng huyết áp gây ra suy thận mạn hay suy thận mạn gây ra tăng huyết áp ?

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

Rõ ràng đây là một thắc mắc và cũng là câu hỏi khá hay gặp trong thi lâm sàng.



Việc trả lời câu hỏi tùy thuộc vào kinh nghiệm và hướng trả lời của nhiều người. Đặc biệt là rất là phụ thuộc vào ngụ ý của các thầy cô hỏi thi lâm sàng. Và mục đích của sinh viên là hướng đến điểm, càng cao càng tốt.

Khi đi khoa thận, thì ắt là các bạn sẽ gặp câu hỏi trên. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn giải quyết câu hỏi này. Ở đây không phải là ” y học bằng chứng ” mà là ” y học quan điểm, kinh nghiệm ” 

Question: Tăng huyết áp gây ra suy thận mạn hay STM gây ra THA ?



Thứ nhất: Dựa vào tiền sử bệnh. 

Nếu tăng huyết áp xảy ra trước suy thận mạn trong một thời gian có ý nghĩa, đủ để làm cho thận bị suy ( khoảng thời gian có ý nghĩa đó có thể 5-10 năm, hoặc có thể ngắn hơn, dài hơn phụ thuộc vào độ thích nghi của thận mỗi cá thể ).

Nếu tăng huyết áp mà huyết áp lưng chừng 140/90 mgHg thì ít gây ra suy thận mạn dẫu có kéo dài. Vì vậy nền tăng huyết  áp của bệnh nhân phải cao. Mới gây ra suy thận mạn.

Tất nhiên, việc phát hiện tiền sử bệnh là suy thận mạn có trước hay THA có trước phụ thuộc nhiều vào bệnh nhân đó có đi khám hay không ? Nếu tự nhiên đi khám bác sĩ phát hiện đồng thời THA và suy thận mạn thì không có ý nghĩa.

Thứ hai: Dựa vào biến chứng của tăng huyết áp.

Nhớ:

+ Nếu THA gây ra STM thì huyết áp phải cao và diễn tiến kéo dài.

+ Và nếu như trên thì nó sẽ gây ra tác dụng phụ nơi nhiều cơ quan đích khác như tổn thương tim, mắt, thận, não. Việc phát hiện suy tim + suy thận hoặc nhiều bệnh cảnh phổi hợp nên trền THA ủng hộ THA gây suy thận mạn.

Thứ ba: Trong suy thận mạn giai đoạn cuối mới có THA.

Cái này không đúng 100 % mà theo kinh nghiệm LS thường là vậy. Thận cũng như tim, có khả năng bù trừ rất tốt. Cơ chế THA trong STM thì không cần phải nói ở đây.

Một số bạn lại hỏi là ? Vậy nếu như trên thì trong STM độ I II III sẽ không có THA à ?

Câu trả lời lại không hẳn đúng. Tuy thận có khả năng bù trừ tốt nhưng câu trả lời chính xác lại đi vào vòng luẩn quẩn như trên.

Một số bạn lại nói ? Thận suy rồi làm gì còn bù trừ được nữa ?

Yes, bù trừ hay không là hướng đến triệu lâm sàng. Nếu suy thận từ từ thì bệnh nhân sẽ thích nghi. Mức lọc cầu thận giảm không yêu cầu huyết áp bệnh nhân phải tăng.

Như vậy là mình đã giúp các bạn sinh viên trả lời câu hỏi này !

Chúc các bạn học tốt.

Xem thêm chuyên mục: GIẢI ĐÁP LÂM SÀNG

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.