Tiếp cận bệnh nhân bị suy giáp, cường giáp, nhâp giáp và điều trị basedow

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

Ở bài đăng trước, mình đã giới thiệu cho các bạn sinh viên những kiến thức cơ bản về bệnh lý tuyến giáp.

Các bạn có thể xem lại tại: Tiếp cận bệnh lý tuyến giáp từ triệu chứng đến chẩn đoán và điều trị

Trong list video này các bạn sẽ lên một level cao hơn và khó hơn đôi chút. Nhưng kiến thức chia sẻ của vị bác sĩ này khá dễ hiểu nên nếu xem xong thì cũng nhớ cả thôi.

Các bạn bấm ZOOM để xem theo thứ tự mà mình đã sắp xếp nhé.

List video ở bài viết này các bạn cần xem qua.

• Video 4: Tiếp cận bệnh nhân cường giáp
• Video 5: Điều trị bệnh Basedow
• Video 6: Điều trị cơn bão giáp
• Video 7: Tiếp cận bệnh nhân có nhân tuyến giáp

VIDEO SỐ 4: TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BỊ CƯỜNG GIÁP
Video số 4 khá ngắn nên không có lý do gì để không xem cả.
Kiến thức ở video số 4 các bạn có thể xem slide ở Tiếp cận bệnh lý tuyến giáp từ triệu chứng đến chẩn đoàn và điều trị
Tình huống case lâm sàng ở video số 4:
Một trường hợp bệnh nhân đến với em than là thường xuyên đánh trống ngực, cảm thấy nóng nảy, ra nhiều hồ hôi, sụt 10kg trong vòng 3 tháng vừa rồi mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ. Thăm khám thấy Mạch 110, HA 140/70, nhịp thở 14 lần/phút. Thăm khám thấy nhịp tim nhanh, đều, bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, da ấm và ẩm, tuyến giáp lớn.
Bước tiếp theo các em sẽ làm gì?

Các bạn sinh viên có thể xem thêm hội chứng nhiễm đôc giáp để hiểu rõ hơn nhé.

Xem xong VIDEO 4 nói về tiếp cận Basedow thì xem tiếp VIDEO số 5 để điều trị nào !
VIDEO SỐ 5: ĐIỀU TRỊ BASEDOW
Các kiến thức cần nhớ trong video số 5:
Dự đoán sự thoái triển bệnh trong Basedow khi sử dụng methimazole

• TSH vẫn thấp sau 6 tháng điều trị với methimazole thì khả năng mà bệnh đạt được thoái triển bệnh sau khi ngưng thuốc là rất thấp
• Xét nghiệm nồng độ TRAb=> sau 1 – 2 năm mà vẫn còn cao => khả năng thoái triển thấp
• Tuyến giáp lớn, triệu chứng cường giáp nặng => khả năng thoái triển thấp.
• Liều lượng methimazole không làm thay đổi khả năng thoái triển bệnh
• Việc sử dụng kèm Levothyroxine không làm thay đổi khả năng thoái triển bệnh
Sử dụng iod phóng xạ
• Bệnh nhân cường giáp nặng, người già, bệnh lý tim mạch => cần dùng methimazole + atenolol để đạt bình giáp trước khi sử dụng iod phóng xạ.
• Chống chỉ định ở những bệnh nhân bị bệnh lý mắt do basedow ở mức độ trung bình và nặng
• Cân nhắc + steroid nếu bệnh nhân chống chỉ định phẩu thuật và thuốc kháng giáp tổng hợp.
Sử dụng iod phóng xạ – cần thảo luận với bệnh nhân những vấn đề sau

• Khả năng sẽ bị suy giáp và cần uống hormone giáp thay thế suốt đời.
Có phương pháp điều trị thay thế là methimazole.
• Làm khởi phát hoặc Làm nặng thêm bệnh lý mắt do basedow.
• Nhiều khi phải điều trị 2 – 3 đợt mới đạt được hiệu quả.
Các chỉ định thường gặp của phẩu thuật
• Cường giáp nặng với tuyến giáp lớn, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hoặc tắt nghẽn đường thở, thực quản.
• Bệnh nhân có bệnh lý mắt do Basedow mức độ nặng muốn một phương pháp điều trị vĩnh viễn và không muốn uống thuốc.
• Phụ nữ mang thai bị dị ứng với thuốc kháng giáp
• Những bệnh nhân kém không dung nạp hoặc không dung nạp thuốc kháng giáp và không muốn iod phóng xạ.
• Phẩu thuật cũng có thể được áp dụng cho những bệnh nhân có nhân giáp nghi ngờ ung thư hoặc cường giáp tiên phát.
Theo dõi bệnh nhân sau phẩu thuật vs dùng iod phóng xạ

• Iod phóng xạ:
• Xét nghiệm FT4, TSH sau 4 – 6 tuần trong thời gian 6 tháng, bắt đầu điều trị levothyroxine khi bệnh nhân có dấu hiệu suy giáp
• Phẩu thuật cắt tuyến giáp toàn phần:

• Bắt dầu levothyroxines ngay khi xuất viện.
• Tái khám mỗi 6 – 8 tuần cho đến khi đạt bình giáp
XEM slide với video thì sẽ nhớ rõ rồi nhé.

Tiếp theo là VIDEO SỐ 6, video này bàn về  Điều trị cơn bão giáp. Bạn có biết cơn bão giáp hay còn gọi là cơn cường giáp cấp. Bệnh nhân cường giáp sợ nhất vào viện vì bối cảnh này. Tỉ lệ tử vong là khá cao đấy.

Bạn nên biết đến sự nguy hiểm của bão giáp thể hiện ở các triệu chứng sớm của cơn bão giáp gồm sốt, tim đập nhanh, rối loạn cảm xúc, tăng hoạt tính hệ thần kinh trung ương, hôn mê tuyến giáp, hay hôn mê phù niêm. Nếu không điều trị có thể đưa đến suy tim, phù phổi, trụy mạch, hôn mê, tử vong trong vòng 72 giờ.
VIDEO 6: ĐIỀU TRỊ CƠN BÃO GIÁP (THYROID STORM)

Một số chi tiết cần nhớ trong video số 6 này:

Yếu tố khởi phát

• Bệnh nhân bị cường giáp không điều trị
• Chấn thương, nhiễm trùng, sử dụng iod, sau sinh.

Triệu chứng

• Tim mạch: nhịp tim nhanh, có thể >140 lần/phút, suy tim cung lượng
cao, rung nhĩ
• Chuyển hóa: sốt cao > 40oC
• Tâm thần kinh: kích động, co giật, loạn thần, hôn mê
• Tiêu hóa: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
• Cận lâm sàng:
• FT4↑, TSH↓
• Mức độ tăng của FT4 và FT3 và mức độ giảm của TSH thì không tương đồng
với mức độ nặng của bão giáp

Chẩn đoán • Thang điểm do 2 Burch và Wartofsky đưa ra vào năm 1993

>45 điểm => khả năng cao bão giáp.

Điều trị bão giáp

Điều trị triệu chứng
• Chẹn beta (propranolol, atenolol)

Giảm tổng hợp hormone giáp, giảm phóng thích hormone giáp

• Iodine (I2 – Lugol Iodine) => ức chế sự phóng thích hormone giáp. Potassium Iodide – ức chế tổng hợp hormone giáp theo hiệu ứng Wolff – Chaikoff
• Methimazole/PTU

Giảm chuyển T4 thành T3 ở ngoại vi

• Steroid
• PTU
• Propanolol

4P• Propanolol • Prednisone • PTU • Potassium iodide

Theo dõi

• Sau khi đạt được sự cải thiện về mặt lâm sàng (hết sốt, bệnh nhân tỉnh lại), iodine ngưng trước, steroid giảm liều từ từ rồi ngưng hẳn.
Giảm liều chẹn Beta, nhưng chỉ ngưng chẹn beta sau khi bệnh nhân đã được bình giáp
• Nếu như bệnh nhân sử dụng PTU thì chuyển qua methimazole và chỉnh liều để đạt được bình giáp và cho bệnh nhân về.

DOWNLOAD: SLIDE BÃO GIÁP của giáo sư Trần Hữu Dàng.

File bị lỗi font, các bạn thường cài thêm font VietWare-X vì các thầy cô hay dùng những FONT cũ nên việc lỗi font thường khó tránh khỏi.

Xem tiếp video số 7, video này nói về  Tiếp cận một trường hợp nhân giáp

VIDEO 7: TIẾP CẬN NHÂN GIÁP



Các kiến thức cần nhớ ở video số 7 này:

Nhân giáp
Nhân nóng

• Nhân hoạt động
• Tăng bắt iod trên RAIU
• Nhân nóng không bao giờ là ung thư
Nhân lạnh

• Nhân không hoạt động, không bắt iod trên RAIU
• Có thể là nang giáp, u tuyến (adenoma), hoặc ung thư
• Có chỉ định chọc hút tế bào bằng kim nhỏ đối với nhân lạnh (FNA – Fine needle biopsy)
Các hình thức lấy bệnh phẩm trong giải phẩu bệnh
Xét nghiệm được tế bào nhưng không xét nghiệm được mô
Lấy được một phần mô. Có thể xét nghiệm lẫn tế bào lẫn mô
Lấy được toàn bộ mô bị bệnh. Có thể nhuộm tế bào lẫn mô. Chẩn đoán chính xác nhất
Dấu hiệu nghi ngờ ung thư giáp trên siêu âm
• Nhân đặc và giảm âm
• Nhân có bờ không đều
• Có vòng calci hóa và một phần tuyến giáp sẽ xâm lấn ra khỏi vòng calci hóa
• Nhân giáp xâm lấn vào các tổ chức xung quanh
• Tăng sinh mạch ở trung tâm
• Nhân giáp có chiều cao cao hơn chiều rộng.
• Nhân giáp đi kèm với hạch bạch huyết cổ bất thường.
• Có ghi nhận tăng kích thước của nhân giáp theo thời gian
Dấu hiệu ít nghi ngờ ung thư
• Tăng âm
• Tăng sinh mạch ngoại vi
• Hình ảnh dạng xốp (Spongiform)
• HÌnh ảnh dạng nang
Chỉ định FNA:
– Nguy cơ cao – có chỉ định
– Nguy cơ trung bình – >1cm
– Nguy cơ thấp > 1.5
– Nguy cơ rất thấp > 2cm, hoặc có thể cho theo dõi
– Lành tính – không có chỉ định
Nếu nhân giáp nhỏ không làm FNA được:
• 6 – 12 tháng đối với nguy cơ cao và trung bình
• 12 – 24 tháng nếu như nhân giáp với khả năng ung thư thấp.
• 2 – 3 năm đối với nhân giáp nguy cơ rất thấp.
• Không cần theo dõi nếu đó là nang giáp đơn thuần.
Tiếp tục list video với mức độ khó tăng dần nào ! Vẫn còn 3 video rất hay cho các bạn.

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.