Tiếp cận cường giáp – basedow – hội chứng nhiễm độc giáp

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

ykhoa247.com xin gửi đến bạn đọc slide bài giảng hội chứng nhiễm độc giáp hay gặp trong bệnh lý cường giáp bướu giáp.



Hi vọng qua slide này bạn đọc sẽ hiểu rõ về hội chứng NĐG, từ triệu chứng đến chẩn đoán và điều trị, theo dõi bệnh nhân trên lâm sàng.

Slide mà mình chia sẻ khá đầy đủ, trực quan, dễ đọc và dễ hiểu.

Các bạn tham khảo file nhé, gồm 87 trang khá là chi tiết.

Một số phần trong file nên biết:

DÀN BÀI

1. ĐỊNH NGHĨA
2. SINH LÝ BỆNH
3. NGUYÊN NHÂN
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
5. CẬN LÂM SÀNG
6. CHẨN ĐOÁN
7. ĐIỀU TRỊ

ĐỊNH NGHĨA

– Nhiễm độc giáp (thyrotoxicosis): hội chứng gồm các triệu chứng lâm sàng gây nên do tăng
hormon giáp.
– Cường giáp (hyperthyroidosis): nhiễm độc giáp do nguyên nhân tuyến giáp tăng sản xuất và
phóng thích hormon giáp.

Chức năng sinh lí hormon giáp

– Ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng (hệ xương, thần kinh trung ương)
– Tạo nhiệt = tăng CHCB
– Tim mạch: tăng lưu lượng dòng máu, tăng cung lượng tim, tăng nhịp tim.
– Thần kinh trung ương, giấc ngủ
– Chuyển hoá lipid
– Chuyển hoá đường: tăng đường huyết

SINH LÝ BỆNH NHIỄM ĐỘC GIÁP do:

– TG tăng sản xuất hormon giáp: do chất kích thích TG (TRAb trong bệnh Basedow), tăng tính tự động SX của nhân giáp (nhân độc giáp)….
– TG bị viêm phá hủy: phóng thích nhiều hormon giáp dự trữ trong TG ra máu (VG do virus, tự miễn,
thuốc, phóng xạ…)
– Tăng hormon giáp do nguồn gốc ngoài TG: u quái buồng trứng, K giáp di căn, uống hormon giáp…

Sinh lý bệnh

Tăng hormon giáp:

– Tăng ĐH do tăng tạo đường, tăng hấp thu quan
đường tiêu hóa…
– Mô mỡ: tăng tiêu thụ mỡ, tăng AB tự do, giảm
cholesterol.
– Tăng CHCB
– Tăng chuyển hóa, tăng li giải protein => teo cơ
– Tăng nhu cầu oxy mô, d~n mạch, tăng máu đến
các mô (da), tăng cung lượng tim.
– Tăng nhịp tim do tác dụng hormon giáp

NGUYÊN NHÂN

1. Bệnh Basedow
2. BG đơn nhân độc, BG đa nhân độc.
3. Viêm giáp: bán cấp, sau sanh, do lithium, dùng interferon, do iod phóng xạ…
4. Thuốc: hormon giáp, iod, thuốc chứa iod…
5. U tuyến yên tiết TSH
6. Thai trứng, carcinome đệm nuôi tiết nhiều hCG.
7. U quái, K giáp

TRIÊU CHỨNG LÂM SÀNG

1. Rối loạn điều hòa nhiệt:

– Cảm giác nóng trong người, thích trời mát, tắm nhiều lần trong ngày.
– Tăng tiết mồ hôi nhiều.
– Khám: da ấm ẩm và mịn, đặc biệt lòng bàn tay ướt và ấm.

2. Triệu chứng tim mạch- hô hấp:

– Do tác dụng hormon giáp: tăng nhịp tim, tăng co cơ tim.
– Dễ hồi hộp, đánh trống ngực, nặng ngực. Than khó thở khi gắng sức, CG nặng khó thở thường xuyên.
– Đau thắt ngực nếu bệnh mạch vành đi kèm, NMCT.
– Nhịp tim nhanh > 100 lần/phút, ngay cả khi nghĩ. NTT, rung nhĩ (10%).
– Mỏm tim tăng động, T1 đanh.
– Tăng HA tâm thu, giảm HA tâm trương. Hiệu áp rộng.

3. Triệu chứng thần kinh:

– TK không ổn định: dễ thay đổi tính tình, dễ bị kích thích, lo lắng.
– Khó ngủ hay mất ngủ.
– Rối loạn tâm thần.
– Run tay: run đầu ngón tay, tần số cao, biên độ nhỏ, đều.
Nặng : run toàn thân.

4. Triệu chứng cơ:

– Yếu cơ.
– Teo cơ thường rõ ở cơ thái dương, cơ quanh vai, cơ chi dưới nhất là cơ tứ đầu đùi. Dấu ghế đẩu (+).

5. Triệu chứng tiêu hóa:

– Ăn ngon, nhiều.
– Sụt cân, thể trạng gầy sút. Đôi khi tăng cân nghịch thường.
– Đôi khi có thể chán ăn, buồn nôn, nôn: CG nặng.
– tăng nhu động ruột, tăng bài tiết , phân mềm, dễ bị tiêu chảy.
– Gan to, vàng da, lách to: thường có suy tim.

Chi tiết hơn các bạn tham khảo file PDF phía bên dưới.

Xem thêm list video bệnh lý tuyến giáp nên học.


PREVIEW


Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.