Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI THI LÂM SÀNG VỀ BỆNH LÝ GAN
Hôm nay YKHOA247 sẽ giúp các bạn trả lời một vài câu hỏi CƠ BẢN về bệnh lý gan, nhấn mạnh đến BÁNG.
Chúc các bạn học tốt.
Câu 1: Phân độ báng trên lâm sàng ? Báng kháng trị là gì ?
Rõ ràng đây là những câu hỏi cơ bản. Các bạn SV chỉ cần đọc sách sẽ trả lời được.
PHÂN ĐỘ BÁNG.
Báng độ 1 (báng ít): Chỉ phát hiện trên siêu âm.
Báng độ 2 (báng vừa): Phát hiện nhờ khám LS và siêu âm.
Báng độ 3 (báng nhiều): Da bụng giãn căng, mất cân xứng. Có các biến chứng do
chèn ép như khó thở, thoát vị rốn.
Báng kháng trị: Không đáp ứng hoặc tái phát sớm sau chọc báng và điều trị thuốc.
Gồm 2 loại:
+Báng kháng thuốc lợi tiểu: không đáp ứng với chế độ ăn hạn chế muối (<2g/ngày) và điều trị lợi tiểu tích cực( spironolactone 400mg/ngày và Furosemide 160mg/ngày) trong ít nhất 1 tuần.
+Báng không điều trị được bằng thuốc lợi tiểu: Liệu pháp lợi tiểu không áp dụng được đến liều hiệu quả do biến chứng như: Bệnh lý não gan, suy thận, hạ natri máu, hạ hoặc tăng kali máu.
NHỚ: Báng độ 1 lâm sàng khó phát hiện. Báng độ 2 phát hiện dễ. Báng độ 3 gây khó thở. Báng độ 4 hay báng kháng trị thì cũng như THA kháng trị.
Câu 2: Điều trị báng theo phân độ như thế nào ?
1.Báng độ 1
Báng độ 1 chỉ điều trị bệnh nguyên nếu được.
2. Báng độ 2
2.1. Hạn chế muối.
Lượng muối đưa vào khoảng 2g/ ngày ( 88 mEq/ ngày) bao gồm cả thức ăn, dịch và thuốc => lượng muối vào < lượng muối thải ra.
Nghỉ ngơi tại giường tạo thuận lợi cho quá trình bài niệu. Tư thế đứng thẳng giảm thải muối.
Hạn chế nước: chỉ khi Na+ <125mmol/l.
2.2. Thuốc lợi tiểu.
Khởi đầu với lợi tiểu kháng Aldosterol như spironolactone. Liều khởi đầu 100mg/ngày , tăng dần liều 100mg mỗi 7 ngày. Tăng tối đa 400mg/ ngày.
Vậy thì khi nào nên thêm Furosemid ?
Cân nhắc phối hợp furosemide khi:
+Không đáp ứng với lợi tiểu kháng Aldosterone đơn độc
+Tăng Kali máu
2. Báng độ 2.
Mục đích điều trị:
+giảm ≤ 0.5 kg/ngày nếu BN không có phù ngoại biên
+giảm ≤1 kg/ngày nếu có phù ngoại biên
Trước khi dùng lợi tiểu cần: đánh giá chức năng thận, nồng độ Natri và Kali máu.
=> Theo dõi thường xuyên về lâm sàng + Sinh hóa máu.
Khi điều trị thì khi nào cân nhắc ngừng lợi tiểu:
Ngừng tất cả thuốc lợi tiểu khi:
+Hạ Natri máu nặng ( Na+ <120 mmol/l ): Rất nguy hiểm, đọc thêm các triệu chứng hạ Na+ máu
+Suy thận tiến triển: vì giảm lượng máu đến thận
+Bệnh lý não gan
Ngưng lợi tiểu quai Furosemide khi Hạ Kali máu nặng (<3 mmol/l)
Ngưng lợi tiểu kháng Aldosterone khi tăng Kali máu nặng (>6 mmol/l)
Báng tái phát sẽ được điều trị kết hợp lợi tiểu kháng Aldosterone và Furosemide với tỉ lệ 100:40, liều tăng dần tùy theo đáp ứng lâm sàng ( theo EASL 2018)
3. Báng độ 3
Chọc tháo báng + ăn nhạt tuyệt đối + lợi tiểu phối hợp + bồi phụ albumin
Chọc tháo báng lượng lớn (LVP) là biện pháp điều trị chính đối với báng độ 3.
( LVP : Five liters has been considered a large-volume paracentesis )
Cần phối hợp thuốc lợi tiểu liều thấp để dự phòng báng tái lập lại.
3.1. Chỉ định chọc tháo báng :
- Bụng báng căng, phù to
- Child B-C
- Tỷ prothrombin >40%
- Bilirubin máu < 10 mg/dl
- Tiểu cầu > 40 000/mm3
- Creatinin < 3 mg/dl
Chọc 1 lần/ tuần , 1-1,5 lít/ lần + truyền albumin mỗi 6-8g/l dịch
3.2. Lợi tiểu phối hợp.
Phối hợp lợi tiểu kháng Aldosterone + Furosemide hoặc Thiazide liều thấp.
+Aldosterone 100 – 200 mg/ngày
+Furosemide 80 mg/ ngày
+Thiazide 50 – 100 mg/ ngày
Các câu hỏi và đáp án trả lời sẽ tiếp tục được UPDATE.
Xem thêm chuyên mục: GIẢI ĐÁP LÂM SÀNG
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.