Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
HỌ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
I. Câu hỏi trả lời ngắn:
1. Nêu những đặc tính chủ yếu của họ vi khuẩn đường ruột .
A. trực khuẩn gram (–) không sinh nha bào
B. oxydase (–), catalase (+)
C. phát triển trên các môi trường thông thường
D. lên men glucose
2. Kể tên những kháng nguyên của họ vi khuẩn đường ruột .
A. kháng nguyên thân O B. kháng nguyên lông H C. kháng nguyên bề mặt K
3.Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae là những trực khuẩn……A….. không sinh…..B.
A. gram âm B. nha bào
4. Tên các nhóm E.coli gây bệnh tiêu chảy cho người:
A. ETEC B. EPEC C. EIEC D. EHEC
5. Sau khi độc tố ruột chịu nhiệt (ST) gắn với thụ thể của tế bào niêm mạc ruột, ST sẽ ……A…..guanincyclaza trong tế bào niêm mạc ruột, dẫn đến sự gia tăng…..B…….và gây ra tình trạng ……C…….ở ruột.
A. hoạt hóa B. GMP vòng C. tăng tiết dịch
6. Tên các nhóm Shigella.
A. Shigella dysenteriae B. Shigella flexneri C. Shigella boydii D. Shigella sonnei
7. Người ta căn cứ vào cấu trúc kháng nguyên ……..A…….và một số tính chất sinh hóa ra để chia Shigella làm……..B……..
A. O B. 4 nhóm
8. Shigella và EIEC gây bệnh bằng cơ chế…….A……
A. xâm nhập biểu mô niêm mạc ruột
9.Trong bệnh lỵ trực khuẩn,…….A…..không tìm thấy vi khuẩn, bệnh phẩm để chẩn đoán Shigella chủ yếu là…..B………
A. cấy máu B. cấy phân
10. Salmonella hầu hết đều có …A……,vì vậy có khả năng….B….
A. lông xung quanh thân B. di động
11. Tính chất SVHH chủ yếu để phân biệt Shigella và Salmonella là:
A. lên men đường glucose không sinh hơi B. H2S C. manitol
12. Các kháng nguyên của Salmonella .
A. kháng nguyên O B. kháng nguyên H C. kháng nguyên Vi
13. Các nhóm Salmonella gây bệnh thương hàn cho người.
A.Salmonella typhi B. Salmonella paratyphi A
C. Salmonella paratyphi B D. Salmonella paratyphi C
14.Trong bệnh thương hàn, nguồn lan truyền bệnh quan trọng là…..A……
A. người lành mang vi khuẩn thương hàn
15. Nêu 3 nguyên tắc cấy máu.
A. lấy đúng lúc B. đảm bảo kỹ thuật vô trùng C. đảm bảo lượng máu cần lấy
16. Chẩn đoán bệnh thương hàn trong tuần lễ đầu bằng….A……., từ tuần lễ thứ 2 trở đi bằng ……B……. và ……C……
A. cấy máu B. cấy phân C. làm huyết thanh chẩn đoán
17. Klebsiella là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện gọi là….A…….
A. gây bệnh cơ hội
18. Các bệnh do Klebsiella có thể gây ra chủ yếu .
A. nhiễm trùng đường hô hấp dưới B. nhiễm trùng máu C. nhiễm trùng đường tiết niệu
19. Đặc tính cơ bản nhất về hình thái của Proteus là……A……., …..B…….
A. trực khuẩn gram (–) B. rất di động
20. Hai tính chất sinh vật hóa học quan trọng nhất của Proteus là…..A……và …..B….
A. H2S (+) B. Ureaza (+)
II. Câu hỏi đúng sai:
1. Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae chỉ gây bệnh ở đường tiêu hóa. (S)
2. Tất cả các vi khuẩn đường ruột đều có kháng nguyên lông H. (S)
3. E.coli là một thành viên của khuẩn chí bình thường ở đường tiêu hóa. (Đ)
4. E.coli là một loại vi khuẩn đề kháng nhiều loại kháng sinh . (Đ)
5. Shigella là những trực khuẩn gram (-) không có lông nên không có khả năng di động. (Đ)
6. Trực khuẩn Shiga có một ngoại độc tố, tác dụng hoàn toàn giống với độc tố ruột của ETEC. (S)
7. Shigella chỉ gây bệnh ở đường tiêu hóa. (Đ)
8. Nguồn lây bệnh quan trọng của bệnh thương hàn là người lành mang vi khuẩn. (Đ)
9. Cơ chế gây bệnh chính của Salmonella là bằng nội độc tố. (Đ)
10. Klebsiella là trực khuẩn gram (-) ,có vỏ. (Đ)
11. Khi nuối cấy trên môi trường thạch dinh dưỡng, khuẩn lạc Proteus rất lớn, lan rộng hình gợn sóng và có mùi hôi đặc biệt. (Đ)
12. Proteus là tác nhân gây bệnh cơ hội. (Đ)
13. E.coli là căn nguyên chủ yếu nhất trong các căn nguyên vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, nhiễm khuẩn huyết. (Đ)
14. Shigella là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện, không mọc được trên các môi trường nuôi cấy thông thường. (S)
15. Bệnh thương hàn là tình trạng nhiễm khuẩn huyết và nhiễm nội độc tố. (Đ)
16. Những “nhiễm trùng cơ hội” xảy ra chủ yếu ở cộng đồng và trên người bệnh. (S)
17. Klebsiella pneumoniae là loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội. (Đ)
Mới :
9. Trong các giống vi khuẩn thuộc họ đường ruột, các giống vi khuẩn có ý nghĩa y học nhất là :
A. ……….. B. …………. C. Salmonella; Klebsiella D. Enterobacter; Proteus; Yersinia
11. Trực khuẩn E. coli có rất nhiều …..A……..mà công thức dựa vào sự xác định kháng nguyên …B…., kháng nguyên vỏ K và kháng nguyên lông H
12. Chẩn đoán bệnh thương hàn trong tuần lễ đầu bằng….A……., từ tuần lễ thứ hai trở đi bằng ……B… và phản ứng Widal
A. cấy máu B. cấy phân
1. Để xác định sự nhiễm phân của nước, người ta thường xác định số lượng vi khuẩn ở trong nước. (S)
8. E.coli là một thành viên của khuẩn chí bình thường ở đường tiết niệu sinh dục. (S)
9. Khi nuôi cấy trên môi trường thạch dinh dưỡng, khuẩn lạc Proteus rất lớn, lan rộng hình gợn sóng và có mùi hôi đặc biệt.
11. Các giống vi khuẩn gồm Edwardsiella và Citrobacterlà thành viên của họ Enterobacteriaceae
III. Câu hỏi 1/5.
1. Enterobacteriaceae :
a. là những vi khuẩn ký sinh, bình thường có ở ruột người.
b. là những trực khuẩn gram (-) . c. là những trực khuẩn gram (+) .
d. có oxidase dương tính. e. là các enterococci.
2. Các chủng vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae đều:
a. có khả năng di động. b. có tính chất kỵ khí tuyệt đối.
c. có lông xung quanh thân hoặc ở một đầu vi khuẩn .
d. là những chủng hiếu khí tuyệt đối. e. có tính chất hiếu khí hoặc kỵ khí tùy tiện.
3. Các Enterobacteriaceae .
a. sử dụng glucoza bằng hình thức lên men.
b. không sử dụng glucoza bằng hình thức lên men.
c. sử dụng glucoza bằng hình thứcc oxy hóa.
d. sử dụng glucoza bằng hình thức lên men, có sinh hơi hoặc không có sinh hơi.
e. sử dụng glucoza bằng cả 2 hình thức lên men và oxy hóa.
4. Các chủng vi khuẩn Enterobacteriaceae không bao giờ
a. lên men lactoza. b. có ureaza. c. tạo thành H2S.
d. di động. e. sinh nha bào.
5. Tác nhân nào sau đây là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ tại các nước đang phát triển.
a. E.coli gây xuất huyết ruột(EHEC.. b. Yersinia enterrocolitica.
c. Salmonella typhi d. EIEC. e.E.coli sinh độc tố ruột (ETEC..
6. Những chủng thuộc họ Enterobacteriaceae có tính chất di động thì.
a. có nhiều lông ở xung quanh thân tế bào vi khuẩn .
b. có một lông ở một đầu tế bào vi khuẩn . c. có một chùm lông ở một đầu tế bào vi khuẩn .
d. có lông ở 2 đầu tế bào vi khuẩn . e. nhờ sự uống lượn củ các vòng xoắn trong thân vi khuẩn .
7. Hầu hết các Enterobacteriaceae đều có :
a. ngoại độc tố . b.độc tố ruột c. nội độc tố .
d. dung huyết tố. e. cả nội độc tố và ngoại độc tố
8. Các tác nhân vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở người bằng cơ chế xâm nhập và phá hủy các tế bào niêm mạc ruột là:
a. E.coli, Proteus, salmonella, Shigella. b. Salmonella, V.cholerae, EPEC, H.pylori.
c. ETEC, Shigella, EHEC, C.jejuni. d. Shigella, EIEC, Salmonella, C.jejuni.
e.EAEC, Proteus, H.pylori, V.cholerae.
9. Các vi khuẩn nào sau đây là tác nhân gây tiêu chảy cấp ở người bằng cơ chế sinh độc tố ruột:
a. EPEC, EHEC, Shigella. b. Salmonella, EIEC, V.cholerae.
c. ETEC, V.cholerae 01. d. V.parahaemolyticus, ETEC.
e. Yersinia enterrocolitica, C.jejuni.
10. Escherichia coli.
a. là trực khuẩn gram (-) , không di động, không vỏ. b. là trực khuẩn gram (+) , di động có vỏ .
c. là vi khuẩn hình bầu dục, gram (-) , sinh nha bào. d. là vi khuẩn gram (+),di động, sinh nha bào
e. là trực khuẩn gram (-), di động, một số chủng có vỏ.
11. E.coli:
a. mọc dễ dàng ở các môi trường nuôi cấy thông thường.
b.chỉ moc trên các môi trường giàu chất dinh dưỡng như thạch máu
c.đòi hỏi môi trường có các yếu tố phát triển X và V.
d. chỉ mọc trong các môi trường kỵ khí, e. đòi hỏi một khí trường có 5-10% CO2.
12. Nhóm E.coli gây bệnh tiêu chảy ở người lớn với những triệu chứng bệnh lý giống tiêu cháy do Shigella là:
a. EPEC. b.ETEC. c.EHEC. d.EIEC. e.EAEC
13. Loài vi khuẩn đường ruột nào sau đây có khả năng tạo H2S
a. E.coli. b. Klebsiella pneumoniae.
c. Proteus rettgeri. d. Shigella dysenteriae. e.Salmonella typhi.
14.IMVIC của E.coli là:
a. Indol (+), đỏ metyl(+), VP (-), Citrat (+). b. Indol (-), đỏ metyl(-), VP (+), Citrat (+).
c. Indol (+), đỏ metyl(+), VP (-), Citrat (-). d. Indol (-), đỏ metyl(+), VP (-), Citrat (-).
e. Indol (-), đỏ metyl(+), VP (-), Citrat (+).
15. Loài vi khuẩn nào sau đây có khả năng phân giải được ure.
a. Salmonella. b. Shigella,. c. E.coli.
d. Proteus e.Yersinia pestis
16. Loài vi khuẩn nào sau dây có khả năng lên men lactoza.
a. Shigella flexneri. b. E.coli. c. Proteus mirabilis.
d. Salmonella paratyphi A. e. Yersinia pestis
17.Nhóm E.coli gây bệnh tiêu cháy cấp ở người giống triệu chứng do V.chlerae 01 gây ra là:
a. ETEC. b.EPEC. c.EIEC. d.EHEC. e.EAEC
18. EPEC thường gây tiêu chảy cấp ở lứa tuổi nào?
a. người lớn. b. trẻ nhỏ <5tuổi. c. người già.
d. Trẻ nhỏ < 1tuổi. e. Trẻ lớn.
19. Các tác nhân vi khuẩn gây viêm màng não mũ ở người thường gặp là:
a. E.coli, proteus, Pseudomonas. Shigella. b. Não mô cầu, phế cầu, Klebsiella , salmonella .
c. H.influenzae, tụ cầu, não mô cầu, Yersinia pestis.
d. Não mô cầu, phế cầu, H.influenzae, E.coli. e. E.coli, proteus, phế cầu, vi khuẩn lao.
20.Các tác nhân vi khuẩn gây viêm nhiễm đường tiết niệu ở người thường gặp là:
a. Proteus, lậu cầu, Klebsiella ,Salmonella .
b. E.coli, Pseudomonas. aeruginosa, liên cầu D, Proteus .
c. Liên cầu D, lậu cầu, tụ cầu, Shigella.
d. Klebsiella , vi khuẩn lao, Pseudomonas aeruginosa,, EIEC.
e. Salmonella entertidis, E.coli, tụ cầu, liên cầu viridans.
21. Loại vi khuẩn nào sau đây không di động và không lên men lactoza
a. Salmonella typhi. b.E.coli. c. Proteus.
d. Shigella. e. Klebsiella .
22. Người ta dựa vào những tính chất gì để chia Shigella thành 4 nhóm
a. tính đặc hiệu của kháng nguyên H. b. Khả năng lên men lactoza
c. khả năng sinh ngoại độc tố . d. khả năng lên men Mannitol.
e. tính đặc hiệu của kháng nguyên O và một số tính chất sinh vật hóa học.
23. Typ huyết thanh Shigella có ngoại độc tố là:
a. Shigella flexneri 2a. b. Shigella boydii 1.
c. Shigella dysenteriae 1. d. Shigella sonnei.
e. Shigella dysenteriae 3.
24. Ở Việt Nam, Shigella hay gây bệnh lỵ trực khuẩn nhiều nhất là:
a. Shigella sonnei và Shigella dysenteriae. b. Shigella boydii và Shigella flexneri
c. Shigella sonnei và Shigella boydii d. Shigella dysenteriae và Shigella boydii
e. Shigella flexneri và Shigella dysenteriae.
25.Khả năng gây bệnh của Shigella có liên quan trực tiếp đến :
a. sự xâm nhập vào các hạch mạc treo ruột.
b. sự xâm nhập vào máu. c. tính xâm nhập vào tế bào .
d. sự đề kháng kháng sinh . e. khả năng sinh độc tố ruột giống như ETEC.
26. Bênh lỵ trực khuẩn lây từ người này sang người khác :
a. qua đường hô hấp. b. qua bàn tay bẩn và thức ăn uống bị nhiễm phân..
c. qua đường tiêm truyền. d. qua đường sinh dục.
e. qua vết đốt của côn trùng môi giới.
27. Shigella được đào thải ra ngoại cảnh chủ yếu theo:
a. Nước tiểu. b. nước bọt, c. phân.
d. tinh dịch. e. dịch nhầy đường thở.
28. Hoạt tính sinh học chủ yếu của ngoại độc tố của trực khuẩn Shiga là:
a. hoạt hóa adenylcyclaza của tế bào biểu mô ruột.
a. làm tăng hàm lượng AMP vòng trong tế bào biểu mô ruột.
c. tác dụng độc đối với tế bào biểu mô ruột .
d. tác dụng độc đối với tế bào thần kinh ở ruột. e. tác dụng độc đối với tế bào cơ tim.
29. Bệnh phẩm chủ yếu dùng để phân lập Shigella là:
a. Phân. b. Máu. c. nước tiểu.
d. đàm. e. chất lấy khi mổ tử thi.
30. Trực khuẩn gram (-) , di động, không lên men lactoza, ureaza (-), H2S dương tính, ta hướng về loại:
a, Shigella . b. E.coli. c. Proteus.
d. Salmonella . e. Klebsiella .
31.Loại vi đường ruột nào sau đây có tính chất : di động, lên men lactoza, ureaza đều (-).
a. E.coli. b. Proteus. c. Klebsiella . d. Salmonella . e Shigella
32. Ở Việt Nam bênh thương hàn thường do typ huyết thanh Salmonella nào là chủ yếu:
a. Salmonella paratyphi B. b. Salmonella paratyphi A.
c. Salmonella typhi . d. Salmonella paratyphi C.
e.Sa typhimurium.
33.Typ huyết thanh Salmonella hay gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn cho người là:
a. Salmonella cholerae suis và salmonella typhi.
b. Salmonella enteritidis và Salmonella paratyphi A.
c. Salmonella typhimurium và Salmonella paratyphi B.
d. Salmonella enteritidis và Salmonella typhimurium.
e. Salmonella paratyphi C và Salmonella cholerae suis
34. Độc tố của Salmonella typhi:
a. là một phức hợp lipopolysaccarit. b. là nội độc tố .
c. được giải phóng ra khi vi khuẩn bị dung giải.
d. không bị nhiệt phá hủy. e. các câu trên đều đúng.
35. Đối với bệnh thương hàn trong tuần lễ đầu nếu bệnh nhân chưa dùng kháng sinh thì phương pháp chẩn đoán vi sinh vật có giá trị cao hơn cả là:
a. cấy phân . b. cấy máu, c. cấy nước tiểu.
d. phản ứng Widal . e. cấy phân,cấy máu và làm phản ứng Widal.
36, Cấy phân là biện pháp duy nhất để:
a. chẩn đoán bệnh thương hàn . b. xác định người lành mang Salmonella .
c. chẩn đoán bệnh do Salmonella gây ra.
d. phân lập vi khuẩn trong bênh nhiểm khuẩn nhiễm độc thức ăn.
e. Câu b và d đúng.
37. Phản ứng huyết thanh Widal là: (a ® b)
a. phản ứng ngưng kết trực tiếp. b. phản ứng ngưng kết gián tiếp.
c. phản ứng ngưng kết thụ động. d. phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động.
e. phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động đảo ngược.
38.Khi nghi ngờ một trường hợp mắc bệnh thương hàn thì phải làm các xét nghiệm vi sinh vật nào để chẩn đoán :
a. cấy máu,cấy phân. b. cấy phân, phản ứng Widal.
c. Cấy máu. d. phản ứng Widal.
e.cấy máu, cấy phân, phản ứng Widal.
39. Trong bệnh thương hàn ,các Salmonella :
a. xâm nhập vào các tế bào thần kinh ở ruột.
b. xâm nhập và nhân lên trong các tế bào biểu mô ruột.
c. xâm nhập và nhân lên trong các hạch mạc treo ruột.
d. xâm nhập vào tế bào thần kinh trung ương. e. Câu b và c đúng.
40 Độc tố của Salmonella typhi:
a. hoạt hóa adenylcyclza của tế bào biểu mô ruột . b.làm tăng AMP vòng trong tế bào
c. kích tích thần kinh giao cảm ở bụng, gây thương tổn mảng Peyer.
d. có bản chất là protein.
e. được tiết ra trong quá trình nhân lên của vi khuẩn .
41. Độc tố của trực khuẩn thương hàn theo máu đến kich thích trung tâm thần kinh thực vật ở não thất ba.
a. gây ra trạng thái sốt. b. gây trạng thái li bì kiểu thương hàn .
c. gây trạng thái mạch và nhiệt độ phân ly, d. gây các biến chứng trụy tim mạch.
e. các câu trên đều đúng.
42. Trong bệnh thương hàn .
a. vi khuẩn từ các hạch mạc treo vào máu gây nhiểm khuẩn huyết .
b. vi khuẩn từ vết đót của côn trùng môi giới vào máu.
c. vi khuẩn cư trú tại ruột không bao giờ đi vào máu.
d. vi khuẩn cư trú tại các hạch mạc treo ruột tiết ra ngoại độc tố vào máu.
e. vi khuẩn gây ra các thương tổn đặc hiệu khu trú ở ruột già.
43. Chữa bệnh thương hàn chủ yếu là:
a. bồi phụ nước và điện giải kịp thời cho bệnh nhân.
b. dùng kháng độc tố để trung hòa độc tố của thương hàn .
c. sử dụng kháng sinh hợp lý, đề phòng sốc do nội độc tố .
d. điều trị dự phòng bằng vaccine T.A.B. e. điều trị bằng phage.
44. Klebsiella pneumoniae:
a. là trực khuẩn gram (+) . b. là cầu khuẩn gram (-) . c. có vỏ , di động.
d. không di động, sinh nha bào e. còn được gọi là trực khuẩn Friedlander.
45. Klebsiella pneumoniae:
a.là tác nhân gây ra các bội nhiễm ở đường hô hấp. b. không có kháng nguyên vỏ.
c. là vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. d. không có ureaza.
e. có một độc tố dễ bị hủy bởi nhiệt.
46. Klebsiella pneumoniae:
a. có khả năng di động. b. là loài vi khuẩn “gây bệnh cơ hội”.
c. là loài vi khuẩn ký sinh, bình thường có ở đường tiêu hóa ở người.
d. Phản ứng Voges- Proskauer (-). e. Oxidase (+).
47.Các loài vi khuẩn nào sau đây thuộc họ Enterobacteriaceae
a. E.coli,Shigella, Proteus, Salmonella ,V.cholerae. b.Shigella, Klebsiella E.coli, Pseudomonas…
c.Liên cầu ruột, Shigella, Klebsiella , Yersinia.. d. Salmonella , Shigella, E.coli, Proteus, Brucella…
e. E.coli, Shigella, Salmonella , Klebsiella ,Proteus ,Yersinia..
48.Proteus:
a. là loài vi khuẩn lây lan từ động vật sang người.
b. là loài vi khuẩn có cả nội độc tố và ngoại độc tố . b. là loài vi khuẩn” gây bệnh cơ hội “.
d là loài vi khuẩn có khả năng sinh nha bào. e. không lên men glucoza.
49. Proteus:
a. là trực khuẩn gram (+) ,di động. b. là cầu khuẩn gram (-) , không di động
c. có oxidase (+). d. là loài vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối.
e. là trực khuẩn gram (-) , rất di động.
50. Proteus:
a. được chẩn đoán bằng phản ứng Weil-Felix.
b. có liên quan đến bệnh căn của những bệnh do Rickettsia gây ra.
c. mọc lan khắp bề mặt môi trường thạch dinh dưỡng theo những lớp sóng đồng tâm.
d. không có ureaza. e. được chẩn đoán bằng cách soi tươi bệnh phẩm xêm di động
51. Typ huyết thanh Salmonella có kháng nguyên Vi là:
a. Salmonella typhimurium. b. Salmonella paratyphi A.
c. Salmonella typhi và Salmonella paratyphi C
d. Salmonella paratyphi B và Salmonella cholerae suis e. Salmonella enteritidis
52. Ở các trực khuẩn gram (-) họ Enterobacteriaceae , những plasmit đề kháng thuốc được truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác bằng hình thức vận chuyển di truyền nào là chủ yếu:
a. Chuyển thể. b, giao phối. c. chuyển nạp.
d. chuyển nạp và chuyển thể. e. cả 3 hình thức a,b,c.
53. Kháng nguyên O của các Enterobacteriaceae .
a. còn gọi là kháng nguyên thân. b. còn gọi là nội độc tố của vi khuẩn .
b. còn gọi là lipopolysứcarit của vi khuẩn .
d. phần polysứcarit quyết định tính đặc hiệu của kháng nguyên .
e. các câu trên đều đúng.
54. Shigella:
a. gây thương tổn đặc hiệu khu trú ở ruột già b. gây thương tổn đặc hiệu khu trú ở ruột non.
c. bám dính vào tế bào biểu mô ruột và sinh ra nội độc tố .
d. có khả năng tạo H2S. e. có oxidase (+).
55.Trong bệnh lỵ trực khuẩn :
a. cấy máu là phương pháp chẩn đoán tốt nhất . b. có ổ chứa vi khuẩn ở ruột.
c. cấy phân là phương pháp chẩn đoán tốt nhất . d. không thấy có bạch cầu đa nhân.
e. ổ chứa chủ yếu của bệnh là động vật.
56.Trong huyết thanh chẩn đoán bênh nhiễm trùng , thường phải lấy huyết thanh kép là để:
a. tìm hiệu giá kháng thể . b. tìm động lực kháng nguyên .
c. tìm hiệu giá kháng nguyên . d. tìm động lực kháng thể.
e. tìm vi khuẩn gây bệnh .
57. Các Enterobacteriaceae đều có :
a. phản ứng oxidase (-). b. lên men lactoza.
c. vỏ polysaccarit . d. độc tố ruột. e. Ureaza.
58. Khả năng gây bệnh tiêu chảy của ETEC tùy thuộc vào;
a. khả năng bám dính của ETEC vào niêm mạc ruột.
b. khả năng sinh độc tố ruột LT hoặc ST.
c, khả năng xâm nhập vào tế bào biểu mô của vi khuẩn . d. khả năng xâm nhập vào máu của ETEC
e. khả năng bám dính vào niêm mạc ruột và sinh độc tố ruột LT hoặc ST hoặc cả 2 loại.
59. Tính độc của nội độc tố của vi khuẩn gram (-) do:
a. thành phần protein quyết định. b. thành phần polysứcarit quyết định
c. thành phần lipit quyết định. d. khối lượng phân tủ của nội độc tố quyết định.
e. chủng loại vi khuẩn quyết định.
60. Một số trực khuẩn đường ruột giải phóng ra một loại protein rất đặc hiệu gọi là:
a. interferon. b. colixin. c. lymphokin.
d. penicillinaza. e. bacitracin.
Mới:
18. Các Enterobacteriaceae đều có:
a. phản ứng oxidase (-). b. lên men lactose.
c. vỏ polysaccarit . d. độc tố ruột. e. enzym urease.
20. Kháng nguyên O của các vi khuẩn họ Enterobacteriaceae .
a. là kháng nguyên thân vỏ của vi khuẩn .
b. là thành phần nội độc tố của vi khuẩn .
c. có cấu trúc hoá học là lipoprotein ở vách vi khuẩn .
d. phần peptidoglycan quyết định tính đặc hiệu của kháng nguyên .
e. Thành phần lipid làm cho phức hợp có tính chất kháng nguyên
Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.