Ung thư đại trực tràng

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

UNG THƯ ĐẠI TRÀNG VÀ TRỰC TRÀNG

1­Đại cương:

­Đại cương về polyp đại tràng:

Polyp là một chỗ nhô lên trên bề mặt lớp biểu mô của đại tràng. Polyp đại tràng có thể có cuống hay có chân rộng. Về mặt bản chất mô học, polyp đại tràng có thể xuất phát từ lớp biểu mô (polyp tuyến, polyp tăng sản) hay lớp mô đệm (hamartoma).

Ở người trên 60 tuổi, polyp đại tràng chiếm tỉ lệ khoảng 10%.

Polyp đại tràng có thể được chia làm ba nhóm chính: polyp tăng sản (90%), polyp tuyến (10%) và các hội chứng đa polyp (tỉ lệ không đáng kể). Các hội chứng đa polyp có thể được chia thành hai nhóm: các hội chứng đa polyp có yếu tố di truyền và các hội chứng đa polyp không có yếu tố di truyền.

Polyp tăng sản:

Thường gặp đoạn cuối đại tràng và trực tràng

Kích thước thường nhỏ hơn 5 mm

Hình dáng phổ biến: tròn, nhỏ, không cuống

Không có nguy cơ chuyển dạng sang ác tính

Polyp tuyến:

Được chia làm ba loại: tuyến ống (tubular), tuyến nhung mao (vilous) và tuyến ống­nhung mao (tubulovilous). Polyp tuyến có thể gặp bất kz đoạn nào trên đại tràng và có cuống. Polyp nhung mao tập trung chủ yếu trực tràng và không cuống.

90% có kích thước nhỏ hơn 1,5 cm

Nguy cơ ác tính phụ thuộc vào: kích thước (lớn hơn 2 cm) và thành phần nhung mao trong polyp (polyp nhung mao có nguy cơ ác tính cao nhất)

Hội chứng đa polyp có yếu tố di truyền: Hội chứng đa polyp tuyến:

Hội chứng FAP (Familial Adenomatous Polyposis Syndrome) Hội chứng Gardner

Hội chứng Turcot

Hội chứng đa polyp mô đệm:

Hội chứng Peutz­Jegher (PJ)

Hội chứng đa polyp người trẻ (FJP­Familial Juvenile polyposis) Bệnh Cowden Hội chứng Ruvalcaba­Myhre­Smith

Hội chứng đa polyp không có yếu tố di truyền: hội chứng Cronkhite­Canada.

­Các hội chứng có yếu tố di truyền trong ung thư đại trực tràng:

­Hội chứng Lynch:

Còn gọi là Ung Thư Đại Tràng Do Di Truyền Không Phải Đa Polyp (HNPCC­ Hereditary

Nonpolyposis Colorectal Cancer).

Hội chứng Lynch chiếm 5% các trường hợp ung thư trực tràng.

Nguyên nhân của hội chứng này đã được xác định: có sự đột biến của một trong năm gene Sửa

Lỗi Bắt Cặp Nhiễm Sắc Thể (Mismatch Repair Genes: MLH1, MSH2, MSH6, PMS1, PMS2).

Người có HNPCC có nguy cơ mắc các bệnh l{ ác tính của đại trực tràng (70­ 80% trong suốt cuộc

đời), nội mạc tử cung (30­60%), buồng trứng, dạ dày, ruột non, niệu quản, tuyến bã da.

Để chẩn đoán hội chứng Lynch, trước tiên cần nghĩ đến khả năng có thể có hội chứng này. Tiêu chuẩn chẩn đoán chặt chẽ nhất hiện nay là tiêu chuẩn Amsterdam:

Có tối thiểu ba người trong phả hệ mắc ung thư đại tràng, và

Một người là trực hệ của một trong hai người còn lại, và

Ít nhất có một người bị ung thư đại tràng độ tuổi dưới 50.

20% người bị HNPCC có đột biến gene tự phát.

Chẩn đoán xác định HNPCC dựa vào xét nghiệm máu xác định sự đột biến của các gene nói trên

­Hội chứng đa polyp tuyến có tính cách gia đình (FAP): Tại Mỹ, hội chứng FAP có tần suất 1/6000­1/30000.

Nguyên nhân của hội chứng FAP là do có sự đột biến gene APC, một lại gene có vai trò ức chế sự hình thành của khối u tân sinh đại tràng. Ngoài hội chứng FAP, sự đột biến của gene APC còn xảy ra trong hội chứng Gardner và hội chứng Turcot.

Độ tuổi bắt đầu xuất hiện triệu chứng của hội chứng FAP là 16. BN được chẩn

đoán hội chứng

FAP trung bình độ tuổi 36.

Chẩn đoán hội chứng FAP dựa vào:

U quái trong xoang bụng hay vùng sau trực tràng

Soi đáy mắt: phì đại lớp biểu mô sắc tố võng mạc

Chẩn đoán dựa vào hình ảnh trên nội soi: hàng trăm đến hàng ngàn polyp đại tràng, nhiều polyp dạ dày (polyp phình vị và polyp tuyến hang vị), tá tràng (polyp tuyến, tập trung chủ yếu vùng quanh bóng Vater).

BN có hội chứng FAP có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng (100% khi đển tuổi 40), ung thư dạ dày, ung thư tá tràng (4%), ung thư tuyến giáp, u hệ thống thần kinh trung ương và hepatoblastoma.

­Hội chứng Peutz­Jegher:

Hội chứng Peutz­Jegher có tần suất 1/60000­1/300000.

Nguyên nhân hội chứng Peutz­Jegher là do có sự đột biến gene STK11.

Độ tuổi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của hội chứng Peutz­Jegher là 25. Chẩn đoán hội chứng Peutz­Jegher dựa vào:

Các polyp (hamartoma) rải rác trong ống tiêu hoá, nhưng tập trung chủ yếu

ruột non

Các sang thương sắc tố da và niêm mạc khoang miệng

U tinh hoàn (u tế bào Sertoli)

Người có hội chứng Peutz­Jegher có nguy cơ mắc các bệnh l{ ác tính của: ống tiêu hoá (từ thực quản đến trực tràng, cao nhất là đại tràng), tuỵ, phổi, vú, cổ tử cung, buồng trứng.

­Đại cương về ung thư đại trực tràng:

Ung thư đại trực tràng là bệnh l{ ác tính phổ biến (đứng thứ ba tại Mỹ).

Hầu hết ung thư đại trực tràng là adenocarcinoma. Các bệnh l{ ác tính còn lại bao gồm carcinoid, lymphoma và sarcoma…

Một điều quan trọng cần biết là hầu hết ung thư đại trực tràng (93%) xuất phát từ một polyp tuyến của đại tràng. Thời gian chuyển từ một polyp lành tính sang ác tính trung bình khoảng 3­5 năm.

Không có sự khác biệt về giới tính các BN bị ung thư đại tràng. Đối với người bị ung thư trực tràng, nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Độ tuổi bị ung thư đại trực tràng phổ biến nhất là 70­80.

Hầu hết ung thư đại trực tràng có liên quan đến các yếu tố ngoại cảnh. Chỉ một số ít do di truyền.

Ung thư đại tràng xích ma và trực tràng chiếm 50% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Ung thư đại tràng xuống có tỉ lệ thấp nhất (hình 1).

Hình 1­ Phân bố của ung thư đại­trực tràng (số liệu 1996 tại Mỹ)

3% BN bị ung thư hai vị trí tr lên trên khung đại tràng và trực tràng.

Yếu tố thuận lợi của ung thư đại trực tràng: chế độ ăn uống ít chất bã, nhiều thịt, mỡ động vật và cholesterol.

Yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng: Lớn tuổi Polyp tuyến đại tràng

Di truyền

Bệnh viêm lo t đại tràng

Ung thư đại trực tràng là một trong số ít bệnh l{ ác tính có tiên lượng khá tốt.

Khoảng 50% BN bị

ung thư đại trực tràng có thể được phẫu thuật triệt căn.

­Giải phẫu đại tràng và trực tràng:

Đại tràng và trực tràng được cung cấp máu nuôi b i các động mạch khác nhau. Để có thể tiến hành phẫu thuật cắt một đoạn đại tràng hay trực tràng, cần phải hiểu rõ sự cung cấp máu cho đoạn đó (hình 2, bảng 1):

ĐM ính ĐM án Đoạn đ i tràn
Mạc treo tràng

trên

Hồi­manh tràng­ruột thừa Manh tràng
Mạc treo tràng

dưới

Đại tràng trái Đại tràng xuống
Trực tràng giữa 1/3 dưới trực tràng

Bảng 1, hình 2­ Sự phân đoạn và cung cấp máu nuôi của đại và trực tràng

A­Manh tràng B­Đại tràng lên C­Đại tràng ngang D­Đại tràng xuống E­Đại tràng xích­ma

1­ĐM mạc treo tràng trên

2­ĐM hồi­manh tràng­ruột thừa 3­ĐM đại tràng phải

4­ĐM đại tràng giữa 5­ĐM mạc treo tràng dưới 5a­ĐM đại tràng trái 5b­ĐM đại tràng xích­ma

Một số đặc điểm giải phẫu của trực tràng có liên quan đến phẫu thuật ung thư trực tràng:

Trực tràng dài khoảng 12 cm, tính từ bờ trên ống hậu môn đến nơi giáp với đại tràng xích­ ma.

Mặt sau trực tràng có lớp mỡ khá dày, được gọi là mạc treo trực tràng. Các tế bào ung thư có thể ăn lan trong mạc treo trực tràng xa hơn là ăn lan trong thành trực tràng.

Trực tràng được bao phủ b i lá tạng của mạc nội chậu (mạc trực tràng). Lớp mạc tạng này có tác dụng làm cho đường khâu nối trực tràng được kín.

Phiá trước, trực tràng liên quan với tiền liệt tuyến, túi tinh, bàng quang (nam) hay vách sau âm đạo (nữ). Có một lớp mạc (Denonvillier) ngăn cách giữa tiền liệt tuyến và túi tinh với trực tràng.

Phiá sau, trực tràng liên quan với xương cùng. Mặt trước xương cùng được phủ b i lá thành của mạc nội chậu (mạc trước xương cùng). Mạc cùng chậu (mạc Waldeyer) nối mạc trước xương cùng với mạc trực tràng. Giữa mạc cùng chậu và mạc trước xương cùng có đám rối tĩnh mạch trước xương cùng và các nhánh thần kinh cùng.

Phúc mạc chỉ phủ 2/3 trước và hai bên trực tràng. Nơi mà nếp phúc mạc từ mặt trước trực tràng lật lên để phủ mặt sau bàng quang được gọi là ngách trực tràng­bàng quang. Ngách trực tràng­bàng quang cách rìa hậu môn khoảng 7,5 cm (cách bờ trên ống hậu môn 3­4 cm), bằng chiều dài của một ngón tay. Khi thăm trực tràng, ngón tay chạm vào khối u có nghĩa là khối u 1/3 dưới trực tràng.

Dẫn lưu bạch mạch của đại tràng và trực tràng đi theo các cuống mạch chính. Dẫn lưu bạch mạch đại tràng và 2/3 trên trực tràng chỉ đi theo một hướng. Dẫn lưu bạch mạch

1/3 dưới trực tràng có thể đi theo nhiều hướng: lên trên (vào nhóm hạch cạnh động mạch chủ), sang bên (vào nhóm hạch chậu trong) hay xuống dưới (vào nhóm hạch bẹn).

Phẫu thuật ung thư trực tràng có liên quan trực tiếp đến hoạt động chức năng của cơ thắt và hoạt động sinh dục.

2­Chẩn đoán:

­Chẩn đoán lâm sàng:

­Ung thư đại tràng:

Triệu chứng của ung thư đại tràng thay đổi phụ thuộc vào vị trí của khối u. BN bị ung thư đại tràng phải có thể nhập viện vì:

Thiếu máu thiếu sắt (do chảy máu rỉ rã từ khối u) Sụt cân Khối u bụng

Triệu chứng thường gặp của ung thư đại tràng trái:

Đau bụng, táo bón

Thay đổi thói quen đi tiêu

Tiêu máu

40% BN ung thư đại tràng nhập viện với khối u gây tắc hay thủng đại tràng. Chẩn đoán tắc ruột do ung thư đại tràng hay ung thư đại tràng thủng dựa vào:

Tuổi tác của BN

Tiền căn: đau bụng âm ỉ, thay đổi thói quen đi tiêu.

Khối u gây tắc: hội chứng tắc ruột thấp (táo bón, chướng bụng).

Khối u đại tràng thủng biểu hiện dưới hai thể lâm sàng: áp­xe trong xoang bụng và viêm phúc mạc toàn diện. Nếu khối u vừa gây tắc ruột vừa bị thủng, BN sẽ nhập viện trong bệnh cảnh sốc nhiễm trùng nhiễm độc rất nặng.

X­quang bụng không sửa soạn: Tắc đại tràng (hình 3):

Đoạn trên chỗ tắc: đại tràng chướng hơi

Đoạn dưới chỗ tắc: không có hơi trong đại tràng

Nếu van hồi manh tràng h : các quai ruột non chướng hơi và có mức nước hơi

Thủng đại tràng: liềm hơi dưới hoành

Hình 3­ Hình ảnh tắc đại tràng trên X­quang bụng đứng không sửa soạn. Trên X­quang, chỗ tắc được dự đoán từ chỗ nối đại tràng xuống­đại tràng xích­ma tr xuống.

Hình 4­ Hình ảnh tắc ruột do ung thư đại tràng trên X­quang đại tràng. Vị trí tắc chỗ nối đại tràng xuống­đại tràng xích­ma

CT là phương tiện chẩn đoán được chọn lựa để chẩn đoán xác định nguyên nhân (ung thư đại tràng) trên BN có hội chứng tắc ruột hay viêm phúc mạc. X­ quang đại tràng có chỉ định hạn chế trong tắc đại tràng do ung thư đại tràng. Khi nghi ngờ ung thư đại tràng thủng, chống chỉ định chụp X­quang đại tràng với Barium.

­Ung thư trực tràng:

BN bị ung thư trực tràng có hai triệu chứng chính là tiêu máu (60%) và thay đổi thói quen đi tiêu

(43%).

Khi bệnh tiến triển, BN có thể có:

Đau do khối u gây bán tắc hay tắc ruột, do khối u xâm lấn vào đám rối thần kinh vùng chậu và trước xương cùng, do thủng khối u gây viêm phúc mạc.

Tiêu không tự chủ, do khối u xâm lấn vào cơ thắt hậu môn. Tiểu gắt buốt, do khối u xâm lấn vào bàng quang.

Thăm trực tràng là thao tác quan trọng và có tính cách bắt buộc trước bất kz biểu hiện bất thường nào của vùng hậu môn­trực tràng.

Mục đích của việc thăm khám hậu môn trực tràng là nhằm: Phát hiện khối u trực tràng

Đánh giá tương đối mức độ xâm lấn vào cơ quan lân cận

Đánh giá chức năng cơ thắt

Đánh giá khả năng bảo tồn cơ thắt

BN bị ung thư trực tràng có thể nhập viện vì hội chứng tắc ruột. Chẩn đoán tắc ruột do ung thư

trực tràng bao gồm:

Hội chứng tắc ruột thấp

Thăm trực tràng có thể sờ được khối u bít lòng trực tràng. Nếu khối u nằm 2/3 trên, thăm khám trực tràng có thể không sờ đụng khối u, nhưng dấu hiệu máu bầm theo gant rất có giá trị trong chẩn đoán.

X­quang bụng không sửa soạn: chướng hơi ruột non và toàn bộ khung đại tràng (chẩn

đoán phân biệt: liệt ruột).

Cũng giống như trường hợp tắc ruột do ung thư đại tràng, CT là phương tiện chẩn đoán được lựa chọn cho tắc ruột do ung thư trực tràng. Nội soi trực tràng với ống soi cứng có thể được chỉ định thay cho CT. Không có chỉ định chụp X­quang đại tràng khi lâm sàng chẩn đoán tắc ruột do ung thư trực tràng.

Cần chú { là nếu thăm khám trực tràng sờ được khối u bít lòng trực tràng, ngoài X­quang bụng không sửa soạn, không cần thiết phải chỉ định thêm bất cứ phương tiện chẩn đoán nào khác.

­Chẩn đoán phân biệt:

Tuz theo triệu chứng khi BN nhập viện, các chẩn đoán phân biệt có thể là:

Đau bụng quặn, thiếu máu, tiêu máu bầm hay máu đỏ: Polyp đại trực tràng Viêm túi thừa đại tràng

Viêm đại tràng mãn

Hội chứng Rendu­Osler­Weber

Trĩ

Lạc nội mạc tử cung

Khối u bụng:

Lao hồi manh tràng

Ung thư dạ dày Ung thư gan Ung thư tuỵ Hội chứng tắc ruột:: Xoắn đại tràng

Hội chứng Ovilgie

Hội chứng viêm phúc mạc:

Viêm phúc mạc ruột thừa

Thủng ổ lo t dạ dày­tá tràng

­Chẩn đoán cận lâm sàng:

­X­quang đại tràng với Barium: Hình ảnh:

Khối nhô vào lòng đại tràng với đường bờ không đều

Lòng đại tràng bị hẹp lại (hình 4,5)

Để phát hiện khối u giai đoạn sớm, cần chụp đối quang k p.

Hạn chế của X­quang đại tràng trong chẩn đoán ung thư đại tràng:

Khó phát hiện ung thư giai đoạn sớm và khó chẩn đoán phân biệt với polyp đại tràng

Khó phát hiện được tổn thương vùng hồi­manh tràng và bóng trực tràng

Độ chính xác của X­quang đại tràng trong chẩn đoán ung thư đại tràng là 70­ 85%.

­Nội soi đại trực tràng kèm sinh thiết (hình 6):

Là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán và tầm soát các bệnh l{ ác tính của đại trực tràng.

Ống soi cứng được sử dụng để chẩn đoán và sinh thiết tổn thương trực tràng. Ống soi mềm được sử dụng để chẩn đoán và sinh thiết tổn thương khung đại tràng. Ống soi mềm có chiều dài ngắn (60 cm) dùng để soi đại tràng xích­ ma hiện nay ít được chỉ định.

­CT (hoặc MRI):

Ít khi được chỉ định để chẩn đoán xác định ung thư đại tràng, trừ các trường hợp sau: BN không chấp nhận nội soi đại tràng

BN không giữ được bar{t Tắc ruột do u đại tràng Thủng u đại tràng Hình ảnh của ung thư đại tràng trên CT (hình 7):

Khối có đậm độ mô mềm, nhô vào lòng đại tràng Dày thành đại tràng (> 6mm) Hẹp lòng đại tràng

Hình 5­ Hình ảnh ung thư đại tràng trên X­ quang đại tràng

Chỉ định phổ biến nhất của CT:

Đánh giá giai đoạn ung thư đại tràng

Phát hiện ung thư tái phát hay di căn

Hình 6­ Hình ảnh ung thư đại tràng qua nội soi

đại tràng

Hình 7­ Hình ảnh ung thư đại tràng trên CT: A­ung thư đại tràng ngang, B­ung thư chỗ nối xích­ ma­trực tràng

­Siêu âm qua ngã trực tràng:

Hiện nay là phương pháp được chọn lựa để đánh giá mức độ xâm lấn qua thành trực tràng (độ

chính xác 72­94%) và đánh giá di căn hạch vùng (độ chính xác 73­86%).

­Chụp cộng hư ng từ qua ngả trực tràng (endorectal surface­coil MRI):

Có giá trị tương đương hay cao hơn siêu âm qua ngả trực tràng trong việc

đánh giá mức độ xâm lấn qua thành trực tràng và đánh giá di căn hạch vùng.

­Siêu âm bụng:

Siêu âm được chỉ định để phát hiện di căn gan. Hình ảnh di căn gan trên siêu âm là các khối echo dày rãi rác trong nhu mô gan.

­PET:

PET ít khi được chỉ định trước phẫu thuật. Sau phẫu thuật, để có thể phân biệt ung thư tái phát hay sẹo xơ tại vùng miệng nối, PET là chỉ định đầu tiên.

­CEA:

CEA ít khi tăng BN ung thư đại tràng k m biệt hoá. Nếu tăng trước phẫu thuật, CEA có thể được dùng để đánh giá mức độ triệt căn của cuộc phẫu thuật và phát hiện ung thư tái phát. Cần nhớ rằng CEA cũng tăng trong một số trường hợp khác (bệnh l{ gan mật tuỵ, hút thuốc lá…)

­CEA scan:

CEA scan đôi khi được chỉ định để phát hiện di căn xa. Phương pháp chụp lấp lánh xạ­miễn dịch này sử dụng các kháng thể của CEA có đánh dấu đồng vị phóng xạ để phát hiện các tổ chức sản xuất CEA trong cơ thể. Vai trò của CEA scan trong việc phát hiện di căn xa còn đang được bàn luận.

­Thái độ chẩn đoán:

BN bị ung thư đại trực tràng có thể nhập viện vì các bệnh cảnh lâm sàng sau: Khối u bụng

Hội chứng thiếu máu kèm sụt cân Hội chứng rối loạn tiêu hoá dưới Hội chứng xuất huyết tiêu hoá dưới Hội chứng tắc ruột

Hội chứng viêm phúc mạc

Di căn thứ phát gan, phổi..được phát hiện tình cờ

Để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng, nội soi đại trực tràng (ống soi mềm hay cứng, tuz thuộc vào tổn thương nằm thấp trực tràng hay cao trên khung đại tràng) là chỉ định đầu tiên và có tính cách bắt buộc. Nội soi giúp chẩn đoán xác định về hình ảnh cũng như về giải phẫu bệnh, vì đây là phương tiện duy nhất có thể tiến hành sinh thiết khối u.

Đối với BN bị ung thư trực tràng, ngay cả sau khi đã được nội soi ống soi cứng, BN cũng cần được nội soi toàn bộ khung đại tràng với ống soi mềm để phát hiện các tổn thương ác tính đồng phối hợp.

CT hay MRI có thể được chỉ định để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng thay thế cho nội soi, nếu BN không hợp tác để tiến hành nội soi, BN có các chống chỉ định nội soi (bệnh l{ túi thừa đại tràng, khối u đại tràng thủng…). Vai

trò chính của CT hay MRI là đánh giá giai đoạn ung thư đại tràng sau khi đã có chẩn đoán xác định.

Đối với BN bị ung thư trực tràng, ngoài CT và MRI, siêu âm qua ngả trực tràng (và gần đây là MRI qua ngả trực tràng) cũng có thể được chỉ định và được xem là phương tiện đánh giá mức độ xâm lấn của khối u qua thành trực tràng chính có độ chính xác cao nhất.

Để tìm kiếm các di căn xa, các xét nghiệm sau đây có thể được chỉ định: X­ quang ngực thẳng

Siêu âm bụng

xét nghiệm chức năng gan

PET

CEA scan

Xạ hình xương

CT sọ não…

Ngay cả khi ít có giá trị chẩn đoán, CEA cũng nên được xét nghiệm cho tất cả các BN bị ung thư đại trực tràng, để làm cơ s cho việc theo dõi và đánh giá tiên lượng sau này.

Khi BN nhập viện vì hội chứng tắc ruột thấp, X­quang bụng không sửa soạn là chỉ định trước tiên. X­quang bụng xác định có tắc đại tràng nhưng không chẩn đoán được nguyên nhân. Hơn nữa, X­quang không phân biệt được tắc đoạn cuối của đại tràng và trực tràng với hội chứng giả tắc đại tràng cấp (hội chứng Ovilgie). Để giải quyết được các vấn đề nêu trên, cần phải có CT bụng.

Phải rất cẩn thận khi chỉ định chụp X­quang đại tràng đối với những BN có hội chứng tắc ruột thấp. Ở những BN có sốt, bạch cầu tăng, bụng ấn đau khu trú, chống chỉ định chụp X­quang đại tràng.

Nếu thăm khám trực tràng sờ được khối u bít lòng trực tràng, ngoài X­quang bụng không sửa soạn, không cần thiết phải chỉ định thêm bất cứ phương tiện chẩn đoán nào khác.

Khi lâm sàng nghi ngờ khối u đại tràng thủng, CT là phương tiện chẩn đoán được chọn lựa trước tiên. Điều cần chú { là BN có khối u thủng kèm tắc đại tràng thường nhanh chóng rơi vào trạng thái sốc nhiễm trùng nhiễm độc và dự hậu sẽ rất nặng nề nếu không được can thiệp phẫu thuật kịp thời. Thông thường việc thăm khám lâm sàng trên những BN như thế đủ để đưa ra quyết định can thiệp phẫu thuật ngay mà không cần phải tốn thời gian để làm CT bụng, thậm chí cả siêu âm bụng.

­Đánh giá giai đoạn:

Có nhiều cách phân loại ung thư đại trực tràng. Phân loại cổ điển nhất là phân loại của Dukes, được áp dụng phổ biến trong những năm của thập niên 30.

Trong những năm tiếp theo sau đó, có nhiều cải biên từ phân loại của Dukes, trong đó phải kể đến phân loại của Astler­Coller (phổ biến trong những năm thập niên 50) (hình 8) và MAC (cải biên của phân loại của Astler­Coller)…

Hình 8­ Đánh giá giai đoạn ung thư đại trực tràng theo Astler­Coller

Ngày nay, phân loại được áp dụng phổ biến nhất là phân loại theo TNM của American Joint

Committee on Cancer (AJCC) (bảng 2) and the International Union against Cancer (UICC). Khối u:

Tis: carcinoma in situ

T1: carcinoma xâm lấn tới lớp dưới niêm mạc

T2: carcinoma xâm lấn tới lớp cơ

T3: carcinoma xâm lấn qua lớp cơnhưng chưa qua lớp thanh mạc (hay xâm lấn vào mô quanh trực tràng phần ngoài phúc mạc)

T4: carcinoma xâm lấn vào các tạng, cấu trúc lân cận hay thủng

Hạch:

N0: chưa di căn hạch vùng

N1: di căn 1­3 hạch vùng

N2: di căn 4 hạch vùng tr lên

Di căn xa:

M0: chưa di căn xa.

M1: di căn xa

Đánh giá giai đoạn ung thư đại trực tràng theo AJCC (bảng 2):

Giai đ T M kes* MAC**
0 s 0 0
I 1 0 0 A A
0 0 A 1
IA 0 0 2
IB 4 0 0 3
IIA 1­2 1 0 C C1
IIB ­4 1 0 C C2/C3
IIC ất kz 2 0 C C1/ C2/C3
V ất kz ất kz

(*) Dukes: Phân loại theo Cuthbert Dukes

(**) MAC: Cải biên của phân loại theo Astler­Coller

3­Điều trị ung thư đại tràng:

­Các phương pháp điều trị:

­Phẫu thuật cắt đại tràng:

Cắt đại tràng là phương pháp duy nhất điều trị ung thư đại tràng.

Cắt đại tràng qua nội soi cải thiện chất lượng cuộc sống của BN một thời gian ngắn sau mổ (ít

đau) nhưng kết quả lâu dài của cắt đại tràng qua nội soi so với mổ m đang được nghiên cứu. Chuẩn bị trước mổ cắt đại tràng:

Chuẩn bị đại tràng:

Ngày nay, chuẩn bị đại tràng với polyethylene glycol (PGE) và natri phosphate hiện nay đã thay thế phương pháp thụt tháo đại tràng cổ điển. Natri phosphate làm cho BN dễ chịu hơn nhưng có thể gây rối loạn nước và điện giải (tăng natri và phosphate, giảm kali và canxi huyết tương).

Kháng sinh:

Erythromycin base 1 gm x 3 (U) và neomycine 1 gm x 3 (U) Ciprofloxacin 400 mg x 2 (U)

Metronodazole 500 mg x 3 (U)

Cho kháng sinh dự phòng: cephalosporin, thế hệ 2 hay 3, có phổ trị vi khuẩn yếm khí. Nguyên tắc phẫu thuật cắt đại tràng do ung thư đại tràng:

Khác với cắt đại tràng trong các bệnh l{ lành tính của đại tràng, cắt đại tràng trong ung thư đại tràng là cắt theo sự phân bố của động mạch chính cung cấp máu cho đoạn đại tràng có khối u (hình 9).

Các nguyên tắc khác giống như cắt đại tràng trong các bệnh l{ lành tính của đại tràng: Phải chuẩn bị tốt đại tràng trước mổ

Sau khi cắt, hai đầu đại tràng còn lại phải được tưới máu tốt

Nối đại tràng kz đầu nếu đại tràng được chuẩn bị tốt

Hình 9­ Sự khác nhau trong giới hạn cắt đại tràng trong ung thư đại tràng (a) và trong các bệnh l{ lành tính của đại tràng (b)

Các bước chính trong phẫu thuật cắt đại tràng trong ung thư đại tràng:

Đánh giá giai đoạn:

Đánh giá khối u (vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn)

Đánh giá di căn hạch (vị trí, số lượng)

Đánh giá di căn xa (xoang bụng, gan)

Tìm và kẹp cắt cuống mạch chính cung cấp máu cho đoạn đại tràng có khối u

Di động đại tràng

Cắt đoạn đại tràng tương ứng với động mạch được thắt, sao cho hai m p cắt vẫn được tưới máu tốt.

Nối hai đầu đại tràng hay làm hậu môn nhân tạo đại tràng.

Kỹ thuật “không đụng đến” (no touch) không cải thiện tiên lượng của căn bệnh.

Biến chứng sau mổ: ngoài các biến chứng ngoại khoa nói chung, có hai biến chứng cần được nhấn mạnh:

Các biến chứng nhiễm trùng: nhiễm trùng vết mổ, áp­xe tồn lưu

Xì/dò miệng nối đại tràng

Các biến chứng khác, liên quan đến phẫu thuật: Tổn thương tá tràng Tổn thương niệu quản

Tổn thương lách

Tổn thương mạch máu: mạc treo tràng trên, mạc treo tràng dưới, tá tuỵ, vị mạc nối phải

Tổn thương niệu quản

Tổn thương đám rối thần kinh hạ vị

Các phương pháp cắt đại tràng:

Cắt đại tràng triệt căn (hình 10):

Cắt ½ đại tràng trái: cắt đại tràng xích­ma, đại tràng xuống và ½ đại tràng ngang bên trái

Cắt ½ đại tràng trái m rộng: cắt đại tràng xích­ma, đại tràng xuống và

đại tràng ngang

Cắt ½ đại tràng phải: cắt 10 cm cuối hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên và ½ đại tràng ngang bên phải

Cắt ½ đại tràng phải m rộng: cắt 10 cm cuối hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên và đại tràng ngang

Cắt toàn bộ đại tràng: cắt 10 cm cuối hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng xích­ma, một phần hay toàn bộ trực tràng.

Cắt đoạn đại tràng (khối u chưa có di căn hạch hay cắt đại tràng có tính chất thuyên

giảm)

:

Cắt hồi­manh tràng Cắt đại tràng góc gan Cắt đại tràng ngang Cắt đại tràng góc lách

Cắt đại tràng xích­ma

Hình 10­ Các phương pháp cắt đại tràng triệt căn

­Hoá

trị:

Từ giai đoạn III của ung thư trực tràng, hoá trị bổ túc làm cải thiện tiên lượng sống của BN bị ung thư đại tràng.

Các phác đồ:

AIO (acid folic, fluorouracil, irrinotecan): irrinotecan (100 mg/m2) TTM trong 2 giờ ngày 1, leucovorin (500 mg/m2) TTM trong 2 giờ ngày 1, sau đó fluorouracil (2000 mg/m2) TTM trong 24 giờ. Liều trên cho mỗi tuần và cho liên tục 4 tuần trong mỗi năm.

FOLFOX4 (oxaliplatin, leucovorin, fluorouracin): oxaliplatin (85 mg/m2) TTM trong 2 giờ ngày 1, leucovorin (200 mg/m2) TTM trong 2 giờ trong ngày 1 và 2, sau đó fluorouracil (400 mg/m2) TM bolus và rồi fluorouracil (600 mg/m2) TTM trong 22 giờ ngày 1 và 2. Liều trên lập lại mỗi 2 tuần.

FOLFOX6 (oxaliplatin, leucovorin, fluorouracin): oxaliplatin (85­100 mg/m2) TTM trong 2 giờ ngày 1, leucovorin (400 mg/m2) TTM trong 2 giờ ngày 1, sau đó fluorouracil (400 mg/m2) TM bolus và rồi fluorouracil (2400­3000 mg/m2) TTM trong 46 giờ. Lập lại mỗi 2 tuần.

FOLFIRI (acid folic, fluorouracil, irrinotecan): irrinotecan (180 mg/m2) TTM trong 2 giờ ngày 1, leucovorin (400 mg/m2) TTM trong 2 giờ ngày 1, sau đó fluorouracil (400 mg/m2) TM bolus ngày 1 và rồi fluorouracil (2400­3000 mg/m2) TTM trong 46 giờ. Lập lại mỗi 2 tuần.

IFL (Saltz) (irrinotecan, fluorouracin, leucovorin): irrinotecan (125 mg/m2), fluorouracil (500 mg/m2), leucovorin (20 mg/m2) TM bolus. Lập lại mỗi tuần trong 4 tuần cho mỗi 6 tuần.

NCCTG (fluorouracin, levamisole): fluorouracil (450 mg/m2) TM bolus mỗi ngày từ ngày 1­

5 mỗi tuần trong 4 tuần, kết hợp với levamisole 50 mg uống 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp cho mỗi 2 tuần.

NCCTG (fluorouracin, leucovorin liều thấp): fluorouracil (450 mg/m2), leucovorin (20 mg/m2) TM bolus mỗi ngày trong 5 ngày cho mỗi 4 tuần.

NSABP (fluorouracin, leucovorin liều cao): fluorouracil (500 mg/m2), leucovorin (500 mg/m2) TM bolus mỗi tuần trong 6 tuần cho mỗi 8 tuần.

­Xạ trị:

Xạ trị thuyên giảm: hiện tại chưa có vai trò tiêu chuẩn trong điều trị bổ túc sau phẫu thuật cắt đại tràng.

­Chỉ định:

Giai đoạn I: cắt đại tràng

Giai đoạn II:

Cắt đại tràng

Không điều trị bổ túc, trừ khi BN đang nằm trong nhóm nghiên cứu

Giai đoạn III:

Cắt đại tràng triệt căn

Hoá trị bổ túc sau mổ với fluorouracil (5­FU) và leucovorin trong 6 tháng (phác

đồ NCCTG

hay NSABP)

Xạ trị bổ túc: hiện tại chưa có vai trò tiêu chuẩn trong điều trị bổ túc sau phẫu thuật cắt đại tràng triệt căn.

Giai đoạn IV:

Cắt đoạn đại tràng nếu khối u có thể cắt được

Nối tắt qua chỗ tắc nghẽn hay chảy máu.

Cắt bỏ khối di căn biệt lập (gan, phổi, buồng trứng) dành cho một số BN chọn lọc.

Riêng khối di căn gan không cắt được: huỷ khối u bằng nhiệt, bằng sóng cao tần hay hoá trị qua động mạch gan.

Hoá trị thuyên giảm: các phác đồ kết hợp 5­FU và leucovorin với irrinotecan (FOLFIRI, AIO, IFL) hoặc oxaliplatin (FOLFOX4, FOLFOX6) được xem như các phác đồ chuẩn.

­Điều trị tắc ruột do ung thư đại tràng: Chỉ định:

Bán tắc đại tràng: thụt tháo, nếu thành công: sắp xếp mổ chương trình Tắc đại tràng hoàn toàn hay thụt tháo thất bại: phẫu thuật bán khẩn Tắc đại tràng, doạ vỡ manh tràng: phẫu thuật cấp cứu

Chuẩn bị trước mổ:

Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải Điều trị các bệnh l{ nội khoa nếu có Truyền máu để Hb > 9 g/dL

Cho kháng sinh

Đặt thông dạ dày (nếu phẫu thuật cấp cứu hay bán khẩn)

Phương pháp phẫu thuật: tuz vào đánh giá giai đoạn trong lúc phẫu thuật và toàn trạng của BN, có thể làm hậu môn nhân tạo trên dòng, nối tắt đại tràng, cắt rộng hay cắt đoạn đại tràng có khối u. Sau khi cắt đại tràng, nếu đầu cắt trên hồi tràng, có thể nối hai đầu ngay. Nếu đầu cắt trên đại tràng, có thể đưa hai đầu ra ngoài hoặc nối ngay sau khi rửa đại tràng trên bàn mổ (hình 11).

Hình 11­ Rửa đại tràng trên bàn mổ: sau khi cắt đại tràng, đầu xa của đại tràng được nối với một ống có khẩu kính lớn (loại ống th của máy gây mê). Đầu kia của ống nằm trong một chậu đặt dưới sàn, cạnh bàn mổ. Cắt ruột thừa, luồn thông Foley qua gốc ruột thừa. Truyền dung dịch muối sinh l{ (NaCl 0,9% hay Ringer Lactate) vào đại tràng qua thông Foley. Vuốt nhẹ dọc theo khung đại tràng để đẩy phân theo ống vào chậu.. Sau khi rửa sạch đại tràng, rút bỏ thông Foley và ống rửa, khâu buộc gốc ruột thừa, nối đại tràng.

­Điều trị ung thư đại tràng thủng: Nguyên tắc điều trị: Hồi sức nhanh với dịch truyền

Kháng sinh: cephalosporin thế hệ ba kết hợp aminoglycoside và metronidazole

Phẫu thuật khẩn cấp

Nội dung phẫu thuật: cắt đoạn đại tràng có khối u, đưa hai đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo, rửa bụng, dẫn lưu xoang bụng.

4­Điều trị ung thư trực tràng:

­Các phương pháp điều trị:

­Phẫu thuật:

­Phẫu thuật cắt khối u:

Phẫu thuật cắt khối u là loại phẫu thuật bảo tồn trực tràng.

Phẫu thuật có thể thực hiện qua ngã hậu môn (hình 12) hay qua ngã xương cụt (tiếp cận trực tràng từ phía sau)

Hình 12­ Phẫu thuật cắt khối u bảo tồn trực tràng trong ung thư trực tràng

Chỉ định:

Khối u T1, 1/3 dưới trực tràng. Đôi khi có thể được chỉ định cho khối u 1/3 giữa trực tràng (phẫu thuật này còn được gọi là cắt khối u trực tràng qua ngả hậu môn qua nội soi)

Không chiếm quá 1/3 chu vi thành trực tràng

Độ biết hoá: tốt hay trung bình

Có siêu âm qua nội soi và không phát hiện hạch di căn (0­12% khối u T1 có di căn hạch). Kỹ thuật:

Cắt toàn bộ thành trực tràng có khối u, cách bờ ngoài khối u 1 cm.

Khâu lại thành trực tràng. Nếu cắt khối u qua ngả hậu môn, có thể để h m p cắt. Kết quả: tỉ lệ tái phát tại chỗ 0­40%.

­Phẫu thuật cắt trước:

Còn gọi là phẫu thuật bảo tồn cơ thắt. Có hai loại phẫu thuật bảo tồn cơ thắt: phẫu thuật cắt trước và phẫu thuật cắt trước thấp. Phẫu thuật được gọi là cắt trước thấp nếu sau khi cắt, miệng nối trực tràng nằm bên dưới ngách trực tràng­bàng quang.

Chỉ định: khối u 2/3 trên của trực tràng. Một số nguyên tắc chính về mặt kỹ thuật:

Di động trực tràng, đại tràng xích­ma, lên tới đại tràng góc lách. Thắt và cắt

động mạch mạc treo tràng dưới

Phiá trên khối u: cắt tại nơi giáp giữa đại tràng xích­ma và đại tràng xuống (hình 13). Phiá dưới khối u:

Đối với khối u 1/3 trên trực tràng: giới hạn dưới (để cắt trực tràng và mạc treo trực tràng) cách khối u 5 cm.

Đối với khối u 1/3 giữa trực tràng:

Giới hạn dưới để cắt trực tràng cách khối u tối thiểu 2 cm (đối với tế bào ung thư có độ biệt hoá tốt) hay 5 cm (đối với tế bào ung thư có độ biệt hoá k m).

Giới hạn dưới để cắt mạc treo trực tràng là 5 cm. Một số phẫu thuật viên đề nghị cắt bỏ toàn bộ mạc treo trực tràng (TME­total mesorectal excision) để giảm thiểu tỉ lệ tái phát tại miệng nối sau mổ (hình 14).

Hình 13­ Giới hạn cắt đoạn đại trực tràng trong phẫu thuật cắt trước

Hình 14­ Giới hạn cắt bỏ toàn bộ mạc treo trực tràng trong phẫu thuật cắt trước

Nếu miệng nối nằm bên dưới ngách trực tràng­bàng quang, có thể cần tạo hình đại tràng để làm giảm số lần đi tiêu hằng ngày. Tạo hình đại tràng có thể là tạo túi chữ J (J pouch) hay xẻ dọc khâu ngang đoạn đại tràng cách miệng nối 6 cm (hình 15).

Hình 15­ Kỹ thuật tạo hình đại tràng (A­xẻ dọc khâu ngang, B­tạo túi đại tràng hình chữ J) để làm giảm số lầnđi tiêu hằng ngày trong phẫu thuật cắt trước.

Nối đại tràng trực tràng còn lại, bằng stapler vòng hay bằng tay (hình 16,17). Nếu m p cắt dưới sát bờ trên ống hậu môn, nối trực tràng với ống hậu môn qua ngả hậu môn.

Hình 16­ Kỹ thuật nối đại trực tràng bằng stapler trong phẫu thuật cắt trước.

Biến chứng sau mổ:

Quan trọng nhất là xì­dò miệng nối. Tỉ lệ xì dò miệng nối sau phẫu thuật bảo tồn cơ thắt khá cao: 15% (3­11% nếu miệng nối 1/3 giữa trực tràng, 20% nếu miệng nối 1/3 dưới trực tràng). Vì l{ do này, nhiều phẫu thuật viên m hậu môn nhân tạo hồi tràng tạm thời nếu miệng nối 1/3 dưới, dặc biệt nếu BN đã được xạ trị hay hoá trị trước mổ. Không có sự khác biệt về xì­dò miệng nối giữa nối bằng stapler hay bằng tay.

Các biến chứng khác: Bí tiểu tạm thời Liệt dương…

­Phẫu thuật cắt trực tràng qua ngã bụng và tầng sinh môn (phẫu thuật Miles) (hình 18): Chỉ định:

Ung thư trực tràng 1/3 dưới

Không thể thực hiện phẫu thuật bảo tồn cơ thắt (u xâm lấn cơ thắt hay vào vùng chậu, rối loạn chức năng cơ vòng có sẵn trước phẫu thuật)

Nội dung: cuộc phẫu thuật được thực hiện b i hai ê­kíp: Ê­kíp phẫu thuật ngả bụng:

Di động đại tràng xích­ma và trực tràng

Cắt hai dây chằng bên của trực tràng

Cắt ngang nơi giáp giữa đại tràng xích­ma và đại tràng xuống, đóng tạm đầu dưới, đưa đầu trên ra ngoài làm hậu môn nhân tạo.

Ê­kíp phẫu thuật ngả tầng sinh môn: Khâu kín ống hậu môn Cắt dây chằng hậu môn­cùng, vào khoang trước xương cùng

Cắt cơ nâng hậu môn

Tách trực tràng ra khỏi tiền liệt tuyến hay âm đạo, rút bỏ trực tràng ra ngoài

Khâu lại tầng sinh môn

Biến chứng:

Chảy máu là biên chứng đáng ngại nhất, nhất là chảy máu từ đám rối tĩnh mạch trước xương cùng.

Bí tiểu

Liệt dương

Tổn thương bàng quang, túi tinh, niệu đạo

Hình 17­ Các phương pháp nối đại­trực tràng bằng stapler trong phẫu thuật cắt trước: Nối tận­tận, mủi khâu túi (trên)

Nối tận tận sau hai lần đóng stapler (trái)

Nối tận bên sau khi tạo hình đại tràng thành túi chữ J (phải)

Hình 18­ Giới hạn cắt đoạn đại trực tràng trong phẫu thuật Miles

­Phẫu thuật đoạn chậu:

Nội dung của phẫu thuật đoạn chậu: cắt bỏ trực tràng kèm theo các tạng lân cận (bàng quang, tiền liệt tuyến, tử cung, buồng trứng, thành sau âm đạo…).

­Hậu môn nhân tạo: Chỉ định:

Tắc ruột do ung thư trực tràng, khối u còn cắt bỏ được: làm hậu môn nhân tạo

đại tràng xích­ma. Sau 2 tuần tiến hành phẫu thuật triệt để.

Khối u không thể cắt bỏ được: hậu môn nhân tạo đại tràng ngang.

­Xạ trị:

Khác với ung thư đại tràng, xạ trị có vai trò khá quan trọng trong điều trị ung thư trực tràng. Xạ trị trong lòng trực tràng:

Chỉ định tương tự như cắt khối u qua ngã hậu môn.

Mục tiêu: sử dụng tia xạ có cường độ cao, tập trung vào một vùng nhỏ trên thành trực tràng, nơi có khối u. Quá trình điều trị được chia thành vài đợt. Thời gian điều trị trung bình của phương pháp này là 60 ngày, với tổng liều chiếu xạ 9­15 Gy.

Kết quả: tỉ lệ tái phát tại chỗ 30%, tỉ lệ sống 5 năm: 76%. Xạ trị bổ túc trước mổ:

Ưu điểm: giảm giai đoạn khối u, tăng khả năng phẫu thuật, tăng khả năng bảo tồn cơ thắt, giảm nguy cơ tái phát sau mổ.

Nhược điểm: trì hoãn cuộc phẫu thuật, làm cho việc đánh giá giai đoạn tr nên không chính xác, làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng sau mổ.

Xạ trị sau mổ:

Ưu điểm: BN được phẫu thuật kịp thời, việc đánh giá giai đoạn chính xác, giảm nguy cơ

tái phát sau mổ.

Khuyết điểm: không kiểm soát được sự gieo rắc tế bào ung thư trong thời gian phẫu thuật; mô bướu sót bị thiếu máu sẽ ít nhạy với tia xạ; nếu có biến chứng phẫu thuật, xạ trị bổ túc sẽ bịtrì hoãn.

Chưa có bằng chứng rõ ràng của việc cải thiện tiên lượng sống của xạ trị bổ túc trước hay sau mổ. Tuy nhiên, xạ trị bổ túc (trước hay sau mổ) làm giảm rõ rệt tỉ lệ tái phát tại chỗ.

­Hoá trị: (xem phần điều trị ung thư đại tràng)

Có thể chọn lựa một trong 4 phương pháp sau: Cắt khối u qua ngã hậu môn Cắt khối u qua ngả xương cụt

Xạ trị trong lòng trực tràng

Xạ trị vùng

­Giai đoạn I:

Có thể chọn lựa một trong 3 phương pháp sau: Phẫu thuật cắt trước Phẫu thuật cắt trực tràng qua ngã bụng và tầng sinh môn

Phẫu thuật cắt khối u (ngả ống hậu môn, ngả xương cụt). Phẫu thuật cắt khối u (với bờ cắt không có tế bào ung thư) kết hợp hoá­xạ bổ túc sau mổ, theo một số tác giả, cho kết quả tương đương phẫu thuật cắt trước và phẫu thuật cắt trực tràng qua ngã bụng và tầng sinh môn

­Giai đoạn II:

Có thể chọn lựa một trong 3 phương pháp sau, kết hợp với hoá­xạ bổ túc sau mổ: Phẫu thuật cắt trước

Phẫu thuật cắt trực tràng qua ngã bụng và tầng sinh môn

Phẫu thuật đoạn chậu

­Giai đoạn III:

Có thể chọn lựa một trong 4 phương pháp sau, kết hợp với xạ trị trước mổ và hoá­xạ bổ túc sau mổ:

Phẫu thuật cắt trước

Phẫu thuật cắt trực tràng qua ngã bụng và tầng sinh môn

Phẫu thuật đoạn chậu

Hoá­xạ thuyên giảm

­Giai đoạn IV:

Có thể chọn lựa một trong 4 phương pháp sau, kết hợp với hoá­xạ bổ túc sau mổ:

Cắt nối đoạn trực tràng có khối u với tính cách thuyên giảm, nối tắt qua khối u hay làm hậu môn nhân tạo trên dòng

Cắt các khối di căn biệt lập gan, phổi, buồng trứng

Hoá­xạ thuyên giảm

­Ung thư trực tràng tái phát:

Cắt khối u tại chỗ với mục đích triệt căn hay thuyên giảm

Cắt các khối di căn biệt lập gan, phổi, buống trứng

Xạ trị thuyên giảm Hoá trị thuyên giảm Hoá­xạ thuyên giảm

Đặt stent qua chỗ hẹp qua nội soi

­Kết quả và tiên lượng: Tỉ lệ sống sau 5 năm:

Giai đoạn I: 90% Giai đoạn II: 75% Giai đoạn III: 50% Giai đoạn IV (nếu có di căn xa): 5%

Tỉ lệ tái phát: 5­30%. Tái phát thường xảy ra trong 2 năm đầu sau phẫu thuật. Thường là tái phát tại chỗ.

5­Tầm soát ung thư đại trực tràng:

Các phương tiện tầm soát ung thư trực tràng: xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân

X­quang đại tràng

Nội soi trực tràng, ống soi cứng

Nội soi đại tràng xích­ma

Nội soi khung đại tràng: hiện nay là phương tiện được chỉ định phổ biến nhất BN trên 60 tuổi, BN bị viêm lo t đại tràng trên 10 năm: nội soi đại tràng mỗi 3­ 5 năm BN có hội chứng đa polyp:

Hội chứng Lynch (HNPCC):

Nội soi đại tràng mỗi 2 năm, bắt đầu từ năm 20 tuổi, sau đó mỗi năm khi tuổi trên

40.

Siêu âm qua ngã âm đạo và sinh thiết niêm mạc tử cung mỗi 1­2 năm, bắt đầu từ

năm 25­35 tuổi.

Siêu âm hệ niệu và xét nghiệm nước tiểu mổi 1­2 năm, bắt đầu từ năm 30­35 tuổi. Hội chứng FAP:

Nội soi đại tràng mỗi năm, bắt đầu từ năm 10 tuổi

Nội soi dạ dày­tá tràng mỗi 1­3 năm, bắt đầu từ năm 20­25 tuổi

Thăm khám tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương hàng năm

5 / 5 ( 1 bình chọn )

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.