Vì sao bệnh nhân xơ gan lại bị giảm tiểu cầu ?

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

YKHOA247.com – Cộng Đồng Y Khoa Việt Nam

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thể học tập lâm sàng tốt hơn. Cộng Đồng Y Khoa sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến lâm sàng và thực tế nhé.

Các bạn có thể comment những thắc mắc ở khung bình luận facebook ở trên web, các bạn khác sẽ vào thảo luận và cùng trao đổi để giúp đỡ lẫn nhau.

CÂU TRẢ LỜI THAM KHẢO:



Có hai cơ chế chính lý giải cho hiện tượng này:

1. Cường lách.  Trong bệnh xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm máu ở tĩnh mạch lách không về được tĩnh mạch cửa, dần dần bị ứ lại trong lách gây nên hiện tượng lách to và sau đó là cường lách – tức là lách tăng cường hoạt động.  Bình thường, lách là nơi dự trữ khoảng 1/3 số lượng tiểu cầu của cơ thể.  Khi cường lách, nó sẽ tăng bắt giữ và dự trữ nhiều tiểu cầu hơn, làm số lượng tiểu cầu trong máu giảm xuống, gây giảm tiểu cầu.

2. Thrombopoietin.  Thrombopoietin (TPO) là một hormon do gan sản sinh, có vai trò kích thích tủy xương tạo tiểu cầu.  Khi bị xơ gan, chức năng tạo TPO của gan suy giảm, làm cho tủy xương giảm sản sinh tiểu cầu → giảm số lượng tiểu cầu trong máu.

Trước đây, cường lách được cho là nguyên nhân chính dẫn đến giảm tiểu cầu ở bệnh nhân xơ gan.  Sau này, đến năm 1994, TPO mới được khám phá, người ta mới biết đến vai trò của nó trong sản sinh tiểu cầu.  Theo một số tài liệu mà chúng tôi đọc được, thì dường như cơ chế thứ 2 mới là cơ chế chính gây giảm tiểu cầu, còn cường lách có vẻ như chỉ chiếm 1 vai trò khiêm tốn. 

Ngoài ra xơ gan làm tăng NH3, NH3 là một độc tố cũng làm giảm tiểu cầu nữa nhé.

Chúc các bạn sinh viên học tốt.

Admin Cộng Đồng Y Khoa

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.