Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
Lòng bàn tay son là tình trạng cả hai lòng bàn tay chuyển sang màu đỏ. Triệu chứng này gặp ở khoảng 23% số bệnh nhân mắc xơ gan.
Đến nay, cơ chế gây lòng bàn tay son vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân được cho là do tăng nồng độ estrogen.
Estrogen là một trong hai loại hormon sinh dục chính ở phụ nữ (hormon còn lại là progesterone). Nó được buồng trứng tiết ra và có rất nhiều vai trò: gây nên sự rụng trứng – hiện tượng giải phóng noãn bào từ buồng trứng vào trong tử cung; phát triển các đặc tính sinh dục ở nữ giới và tăng lượng máu đến niêm mạc tử cung.
Hormon sinh dục chính ở nam giới là testosterone (do tinh hoàn tiết ra). Ở mô mỡ, não và tinh hoàn, một lượng testosterone được chuyển thành estrogen. Do đó, nam giới cũng có một lượng nhỏ estrogen – có vai trò duy trì ham muốn tình dục và tham gia vào quá trình trưởng thành tinh trùng.
Sau khi thực hiện các chức năng trong cơ thể, estrogen sẽ được chuyển hóa ở gan, sau đó được thải ra ngoài qua đường phân và nước tiểu. Trong bệnh xơ gan, chức năng gan bị suy giảm. Do đó, estrogen sẽ không được chuyển hóa và đào thải mà sẽ tích tụ trong cơ thể.
Người ta cho rằng, khi nồng độ tăng lên, estrogen sẽ làm tăng lượng máu đến các mạch máu ở lòng bàn tay (giống như khả năng làm tăng lượng máu đến niêm mạc tử cung), từ đó gây nên hiện tượng lòng bàn tay son.
Cho đến nay, thì đây là lời giải thích được nhiều người chấp nhận nhất. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta cần thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để hiểu chính xác hơn về cơ chế gây nên những triệu chứng này.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.