Viêm phổi cộng đồng – từ tiếp cận triệu chứng đến chẩn đoán và điều trị

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

Xin chào các bạn sinh viên y khoa

Hôm nay ykhoa247.com xin gửi đến các bạn slide viêm phổi. Một căn bệnh rất hay gặp ở trẻ em cũng như người lớn, mà chắc chắn các bạn cũng đã từng bị hay đã từng gặp khi đi lâm sàng nội khoa hô hấp.
Hi vọng với slide này sẽ giúp các bạn nắm bắt được những kiến thức tổng quan về viêm phổi, cũng như biết được cách điều trị cũng như thái độ đúng khi tiếp cận bệnh nhân viêm phổi.
Một số chi tiết cần nhớ trong slide này:
ĐỊNH NGHĨA
Viêm phổi = thương tổn tổ chức phổi:
• Phế nang
• Tổ chức liên kết kẽ
• Tiểu phế quản tận cùng gây nên do nhiều tác nhân: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất…
Pneumonia
•Viêm phổi thuỳ (lobar pneumonia)
•Phế quản phế viêm (bronchopneumonia)
•Viêm phổi kẽ (intertitial pneumonia)
•Viêm phổi không điển hình (atypical pneumonia)
NGUYÊN NHÂN
• Vi khuẩn: Phế cầu, Hemophillus influenzae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae, liên cầu, tụ cầu vàng, Friedlander (Klebsiella pneumoniae), Pseudomonas aeruginosa, các vi chuẩn kỵ khí (Fusobacterium), các vi khuẩn gram âm, thương hàn, dịch hạch…
• Virus: cúm (Influenza virus), sởi, Adenovirus, đậu mùa, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. (Mỹ: virus 73% nhiễm khuẩn hô hấp; 40% cúm).
• Nấm: Actinomyces, Blastomyces, Aspergillus…
• Ký sinh trùng: Amip, giun đũa, sán lá phổi…
• Hóa chất: Xăng, dầu, acid, dịch dạ dày…
• Nguyên nhân khác: bức xạ, tắc phế quản do u phế quản phổi, do ứ đọng…
Phế quản phế viêm
•Thương tổn rải rác cả hai phổi
• Vùng thương tổn xen lẫn vùng phổi lành
•Tiểu phế quản thương tổn nặng nề hơn
•Thương tổn không đều nhau, khi khỏi thường để lại xơ
Viêm phổi kẽ
(interstitial pneumonia)
– Virus xâm nhập vào trong TB lót lòng PN gây hoại tử TB và phản ứng viêm trong vách PN.
– Tổn thương lan rộng 2 bên phổi.
– Tổn thương chỉ ở vách phế nang, không có dịch rỉ viêm và BCĐN trong lòng PN.
– Mạn tính, vách PN xơ hoá.
TRIỆU CHỨNG HỌC
Viêm phổi thùy
• Do phế cầu (60-70%),
• Mọi lứa tuổi (thường: trẻ con/người già, MD↓, hôn mê, nằm lâu, suy kiệt…)
• Mùa đông-xuân, thành dịch/ko, sau nhiễm virus (cúm, sởi, herpes…)
• Gđ khởi phát: đột ngột sốt cao dao động, rét run, đau ngực, khó thở nhẹ, mạch↑, ho khan, mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, Herpes môi miệng. Triệu chứng thực thể nghèo nàn.
• Gđ toàn phát: (từ ngày thứ 3), HCNT rầm rộ, đau ngực↑, khó thở↑, ho↑, đàm đặc màu gỉ sắt/máu, nước tiểu ít và sẫm màu.
• Khám: HC đông đặc phổi điển hình/ko, HC SHH cấp, gan lớn và đau, vàng da và xuất huyết dưới da (±), rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, bụng chướng).
• CLS: CTM: WBC↑, Neut↑, VS↑, soi tươi+cấy đàm/máu thấy phế cầu. Xquang phổi thấy có đám mờ bờ rõ/không chiếm một thùy hay phân thùy (*RLL).
• Giai đoạn lui bệnh: (sau 7 – 10 ngày) nhiệt độ↓, toàn trạng↑, ăn ngon miệng, nước tiểu↑, ho nhiều và đàm trong loãng, đau ngực và khó thở↓, âm thổi ống biến mất, ran nổ↓ thay vào là ran ẩm. Bệnh khỏi hẳn sau 10-15 ngày.
Điều trị triệu chứng
+ Thuốc hạ sốt: paracetamol 0,5g x 3-4 lần/ngày (hoặc Acetaminophene, Diantalvic).
+ Đảm bảo thông khí: thở Oxy qua sonde mũi/mask
+ Thuốc giãn phế quản:
+ Thuốc giảm ho, long đàm:
Điều trị nguyên nhân
• Do phế cầu, liên cầu: Penicilline G. 500.000-1000.000 đv x 4 lần/ngày TB.
Cefapirine (Cefaloject) 0,5g-1g mỗi 8-12 giờ.
Erythromycine tiêm hay uống 2g/ngày chia 4 lần /Roxythromycine 150mg x 2 lần/ngày.
• Do tụ cầu vàng: Cefapirine Amikacine 15mg/kg/ngày TB
Ofloxacine CTM/uống 400mg/ngày chia 2 lần.
Tụ cầu vàng đề kháng Methicilline:
Cefotaxime (Claforan, Cefomic) 3g/ngày chia 3 lần
Vancomycin 30-50 mg/kg/ngày TM chia 3 lần.
Nếu nặng có thể + Amikacine.
• Do Hemophillus Influenza: Ampicillne 2-3g/ngày uống chia 3 lần hay TB Ofloxacine hoặc Cefapirine Gentamycin 3-4 mg/kg/ngày TB chia 2-3 lần
• Do Mycoplasma, Legionella: có thể dùng như điều trị Hemophilus influenzae.
• Do Klebsiella pneumoniae: Cefalosporine III+Amikacine.
• Do vi khuẩn kỵ khí: Penicilin G hay Metronidazol 1-2 g/24 giờ, Cefalosporine II, III
• Do hóa chất: Pénicilin G +Prednisone 5 mg x 6 – 8v/ngày.

PREVIEW



Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.