Xét nghiệm cận lâm sàng trong suy tim

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

Thăm dò áp dụng cho tất cả bệnh nhân suy tim

Điện tâm đồ : Không có biến đổi đặc hiệu trên bệnh nhân suy tim. Các bất thường hay gặp bao gồm: N hịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, c ác rối loạn nhịp, tăng gánh thất trái , các biến đổi của thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim, bất thường hệ thống dẫn truyền.

X -quang ngực : Cho phép đánh giá tình trạng sung huyết phổi và chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở khác không phải nguyên nhân tim mạch. Dấu hiệu hay gặp bao gồm: Bóng tim to (chỉ số tim – ngực), sung huyết phổi với dịch phế nang, mạch máu thùy trên phổi nổi, dấu hiệu m ờ hình cánh bướm và đường Kerley B, tràn dịch màng phổi.

Siêu âm tim : Là thăm dò quan trọng nhất và bắt buộc ở bệnh nhân suy tim. Ngoài vai trò đánh giá chức năng tâm thu và tâm trương thất trái, siêu âm rất hữu ích trong chẩn đoán nguyên nhân và biến chứng của suy tim. Nếu siêu âm tim không ủng hộ chẩn đoán suy tim trong khi các triệu chứng lâm sàng gợi ý suy tim, cần cân nhắc chẩn đoán khác hoặc chuyển bệnh nhân đến chuyên gia đánh giá lại.

Bảng 10.4: Các tổn thương có thể gặp trên siêu âm tim ( theo ESC 2016)

1. Các dị tật bẩm sinh Thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch…
2. Bệnh lý van tim Hẹp hở van hai lá, hẹp hở van động mạch chủ…
3. Bệnh lý màng ngoài tim Viêm màng ngoài tim cấp/mạn,viêm màng ngoài tim co thắt, tràn dịch màng ngoài tim…
5. Bệnh cơ tim Bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim thâm nhiễm…
6. Đánh giá áp lực động mạch phổi (ALĐMP) Tăng áp lực động mạch phổi (tiên phát hoặc thứ phát do nguyên nhân bệnh phổi)
7. Biến chứng của suy tim Huyết khối trong buồng tim do giãn buồng tim, giảm co bóp hoặc phình…

Peptid lợi niệu : BNP v à NT-proBNP là các hormone lợi niệu được giải phóng từ tim, đặc biệt từ tâm thất. Tiền thân là chuỗi peptid proBNP trong các tế bào cơ tim, khi phóng thích vào máu sẽ bị thủy phân tạo thành NT-proBNP và BNP. NT- proBNP có thời gian bán hủy dài hơn và ổn định hơn BNP nên có độ nhạy cao hơn và thường được sử dụng trên lâm sàng. NT-proBNP có giá trị cao trong chẩn đoán âm tính bệnh nhân suy tim với ngưỡng là 125 pg/mL (suy tim mạn) và 300 pg/mL (đợt cấp) với giá trị dự báo âm tính lên đến 94-98%. Tuy nhiên, giá trị dự báo dương tính chỉ 44 – 57% (suy tim mạn) và 66 – 67% (suy tim cấp).

Hạn chế:

Không loại trừ được nguyên nhân gây khó thở đồng thời khác Không dùng để chẩn đoán đợt cấp của suy tim

Không có giá trị định hướng điều trị

Không phân biệt được suy tim phải do nguyên nhân bệnh phổi hay do tăng áp ĐM

phổi thứ phát từ tim trái.

BNP và NT-proBNP có xu hướng giảm ở người béo phì và tăng ở bệnh nhân suy thận, nhiễm khuẩn.

Xét nghiệm máu: Công thức máu, chức năng gan, thận, điện giải đồ, chức năng

tuyến giáp, glucose, acid uric.

Các thăm dò bổ trợ

Xét nghiệm máu: Men tim Troponin I hoặc Troponin T, nguyên nhân thiếu máu (sắt, acid folic, B12), bệnh tự miễn, điện di protein và các globulin miễn dịch…

Xét nghiệm nước tiểu Khí máu động mạch Đo c hức năng hô hấp

Test gắng sức : Điện tâm đồ, siêu âm tim…

Chụp động mạch vành, MRI tim, th ông tim thăm dò huyết động, xạ hình cơ tim.

Đánh giá bài viết

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.