Y3 đi lâm sàng cần học những gì ?

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/

YKHOA247.com – Cộng Đồng Y Khoa Việt Nam

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thể học tập lâm sàng tốt hơn. Cộng Đồng Y Khoa sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến lâm sàng và thực tế nhé.

Các bạn có thể COMMENT những thắc mắc của mình ở khung bình luận facebook ở trên web, các bạn khác sẽ vào thảo luận và cùng trao đổi để giúp đỡ lẫn nhau.

Trước khi bắt đầu, mình muốn các bạn Y3 xác định rõ mình cần học : TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ.

Trước kia, khi Y3 mình hơi bị ham nhiều nên ôm sô, tức là học hết từ triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, tiên lượng… tất cả và thấy hơi đuối do nhưng kiến thức ấy quá cao siêu với mình. Theo các anh chị khóa trên và từ kinh nghiệm bản thân mình thấy điều quan trọng là nắm cho thật chắc kiến thức.
Ví dụ đi khoa Nội Hô hấp. các bạn thấy bệnh nhân đi khám do ho.

1)Cách tư duy lâm sàng bắt buộc các bạn phải đặt ra các câu hỏi

level 1:Vì sao lại ho? Cơ chế của ho là gì? Bộ phận nào trong phổi gây ho, liệu tác nhân kích thích màng phổi có gây ho không? các nguyên nhân gây ho? liệu có nguyên nhân nào có thể gây ho mà không phải từ đường hô hấp không? vì sao bệnh nhân ho mà mình lại không ho? Ho để làm gì, tác dụng của việc ho… Nói chung 1 triệu chứng là ho các bạn có thể đặt được rất nhiều câu hỏi. Và điều quan trọng là vô thi lâm sàng thầy cô cũng hỏi y rứa. các Bạn nên học kĩ từng triệu chứng một.
level 2: Kết hợp 2 hay nhiều triệu chứng với nhau, cố gắng tóm tắt thành các hội chứng.

VD: bệnh nhân có ho+ khó thở+ sốt thì các nguyên nhân nào, bệnh nào gây ra triệu chứng đó. cái nào xuất hiện trước, cái nào xuất hiện sau. Trong viêm phổi có một hội chứng gọi là ” hội chứng đông đặc phổi thì cái nào quan trọng nhất” . Các bạn cứ tập đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt thì điểm thi của các bạn sẽ càng cao.

Tuy nhiên vấn đề là các bạn tìm câu trả lời ở đâu? Ưu tiên những kiến thức trong sách trường mình, lời giải thích của thầy cô. Nếu bí quá thì dùng google( nhưng nên hạn chế do không chính thống.)

2) Cách khám triệu chứng các bạn nên học cho thật kỹ. từng bước hỏi bệnh-> tiền sử-> nhìn-> sờ-> gõ nghe-> nghiệp pháp-> các xét nghiệm.( các bạn có thể tham khảo cuốn tiền lâm sàng nội và xem thêm các video trên youtube).

Cách hay nhất mà mình áp dụng là kiếm một anh chị khóa trên thật giỏi mà bu bám theo đến cùng. Không những được coi đi coi lại nhiều lần mà còn” moi” được những kiến thức không có trong sách, thầy cô cũng không giảng, nhưng mà được hỏi thi lâm sàng rất nhiều.

Trong thời gian này các bạn khoan hãy dịch sách nước ngoài do điều này chưa cần thiết. chúng t chỉ có 6 tuần đi 7 khoa, thời gian gấp rút. Điều quan trọng là phải có kiến thức nền TRIỆU CHỨNG thật tốt.Mình nhận thấy nếu các bạn chuẩn bị tốt giai đoạn này thì càng lên cao học càng sướng

Khi đi các khoa,sẽ có một nhóm khoảng 5 6 bạn đi trực, ghi nhận bệnh vào trong ngày và chuẩn bị BỆNH ÁN GIAO BAN( một ca bệnh hay nhất mà còn thắc mắc, case bệnh khó muốn tìm hiểu sâu hơn) Bài giao bạn này rất quan trọng và phụ thuộc và nhóm trực có tâm huyết hay không.

Sáng hôm sau thầy cô sẽ dạy và phân tích các vấn đề quan trọng, thường chứa kiến thức thi nên các bạn chú ý ghi chép thật đầy đủ. Tránh trường hợp ngồi nghe hoặc nhát chép thì bợ điểm D hoặc thi lại trong tầm tay thôi. Tùy vào thầy cô và sự nghiêm túc của nhóm trực mà có bị trực lại hay không.

Cụ thể từng khoa.

1) Nội tim mạch( khoa đầu trâu mặt ngựa nhất, học khó thi khó)

– Nắm rõ cách khám các triệu chứng theo trình tự hệ tim mạch

– Nghe và nắm các tiếng tim bệnh lý, cơ chế: hở hẹp 2 lá, hở hẹp valve động mạch chủ, tiếng thổi, bất thường các tiếng T1, T2…

– Cách đo huyết áp đúng cách của hội tim mạch học việt nam, 5 pha Korotkoff, đo mấy lần, nghỉ mấy phút mới đo.

– Phân biệt tiếng thổi cơ năng và tiếng thổi thực thể, đau thắt ngực ổn định và không ổn định, đau thắt ngực điển hình và không điển hình, hội chứng suy tim trái và suy tim phải, khó thở do tim và do phổi, phù do tim do gan và do thận… úm bà làng các triệu chứng, học mệt nghỉ.

– Điện tâm đồ nên nắm cơ bản: hình dạng các sóng P QRS, T, thời gian bình thường. Theo mình thì chưa cần đi học thêm ECG do hắn quá tầm so với mấy bạn và rất khó để nhớ. Cần có nhiều thời gian hơn để hiểu vấn đề rồi học cũng chưa muộn( Đây chỉ là một xét nghiệm Cận lâm sàng và không quyết định có chẩn đoán bệnh hay không. Quan trọng nhất vẫn là các bạn khám được gì)

– Biết các trên lâm sàng có xét nghiệm gì chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Men tim xuất hiện sau nhồi máu sau mấy giờ, cao nhất mấy giờ, hạ thất mấy giờ.

– Các bạn có thể đọc trước trong sách nội bệnh lý trường mình bài: suy mạch vành+ bệnh lý valve tim để có kiến thức sơ bộ và chính thống, sách trường mình bữa ni mới viết lại nên rất hay, cập nhật nên đừng đọc sách hà lội hay sì gòn làm gì mà phí thời gian

2) Nội Tiêu hóa ( khoa ni nhẹ nhất)

– Cách khám theo hệ thống hệ tiêu hóa

– Nắm các triệu chứng và hội chứng: Xuất huyết tiêu hóa( phân bệnh xhth cao vs thấp, xhth vs ho ra máu), đi cần phân đen do máu và các nguyên nhân khác. Hội chứng suy chức năng tế bào gan, hội chứng hủy hoại tế bào gan ,hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, hội chứng báng, hội chứng phù, hội chứng gan thận, các giai đoạn hôn mê gan.. Cơn đau viêm tụy cấp. Cơn đau loét dạ dày.Mấy thang điểm, phân độ mấy bạn chưa cần học do là phần của nội y3 kì 2.

– CLS: men gan, men tụy tăng mấy lần là nghỉ viêm tụy cấp, xơ gan có những xét nghiệm cơ bản nào…

– Bài học: viêm tụy cấp, viêm loét dạ dày tá tràng, xơ gan, viêm gan B.

3) Nội Hô Hấp:( khá vừa sức)

– Cách khám hệ hô hấp

– Học kĩ hội chứng khí phế thủng, hội chứng nhiễm trùng, hội chứng viêm tiểu phế quản co thắt, hội chứng viêm phế quản mạn, hội chứng suy hô hấp, tràn dịch tràn khí màng phổi, hội chứng đông đặc phổi. Nghe và phân biệt thành thạo các loại rale( ẩm nổ rít ngáy) các bạn đánh trên youtube là có hết.

– Phân biệt sơ sơ COPD và hen. Các loại viêm phổi. Hen tim và phù phổi cấp

– X quang biết chừng nào tốt chừng nấy.

– Đọc thêm: hen copd, viêm phổi cộng đồng, suy hô cấp

4) Nội thận: ( học khỏe thi dễ điểm cao)

– Cách khám hệ tiết niệu, hội chứng tăng ure máu
– Phân biệt đái máu đại thể và vi thế, các dùng và đánh giá các chỉ số trên que thử nước tiểu, các đốt nước tiểu tìm protein. Đặc điểm của phù thận, cách đánh giá phù, các lấy nước tiểu 24 giờ.
– CLS: cái này tham khảo thêm vì khi thi mấy em không được dùng kết quả cls mà dùng que thử nước tiểu và đốt nước tiểu để chẩn đoán bệnh thôi.
– Đọc: viêm cầu thận cấp, hội chứng thân hư

5) Nội cơ xương khớp: ( hơi khó)

– Nắm kĩ cách khám hệ cxk. Các nghiệm pháp laseque, lachman, dấu ngăn kéo…, khám tràn dịch khớp gối.

– Đo biên độ chi cột sống.

– Phân biện các loại đau khớp: đau khớp trong viêm khớp dạng thấy vs thoái hóa khớp vs thấp khớp…

– Học thêm về Lupus ban đỏ

– Đọc bài: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp

6) Nội tiết: ( học khỏe thi độ khó vừa vừa)

-các khám của bài đái tháo đường và basedow

– học kĩ triệu chứng tăng glucose máu, hội chứng nhiễm độc giáp, suy giáp

– Biết cách lấy test nhanh Glucose mao mạch, khám tuyến giáp, khám lồi mắt

7) Thần kinh: Khó nhớ, khó hiểu, trừu tượng.

– Nắm kĩ cách khám hệ thần kinh

– Như thế nào là phản xạ gân xương tăng, giảm, bình thường. Khám yếu liệt, phân độ yếu liệt

– Phân biệt triệu chứng lâm sàng nhồi máu não và xuất huyết não

– Biết nhìn sơ sơ CTSCAn khối xuất huyết, ổ nhồi máu: coi cho vui chứ hắn hơi khó.

Nếu các bạn nắm chắc hết các vấn đề trên, đảm bảo thi 7 trở lên, hoặc nếu xui thì ít nhất không rớt.
Bài viết hơi dài nhưng đó là tất cả kinh nghiệm cá nhân và các trải nghiệm của anh chị năm trên, các Bác sĩ Nội trú nên các bạn có thể tham khảo. Lưu lại để khi đi các khoa thì biết mình cần học những gì để khỏi bơ vơ.

Chúc các bạn học tập tốt.

Nếu có thời gian mình sẽ quay lại với mục: Các kĩ năng đi lâm sàng tiếp xúc bệnh nhân và tư duy “ chuyên nghiệp” trong khám bệnh.
________________________
Tu bi còn tí niu được 1 năm rồi mà chưa thấy bạn Văn Chương đăng tiếp

Nguồn: Box Y Khoa

 Các bạn sinh viên Y3 thường thiếu kinh nghiệm, nên tập trung vào cách học thay vì cố nhồi nhét kiến thức. Y3 phải siêng năng và trung thực hơn Y4,Y5,Y6

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
5 / 5 ( 2 bình chọn )

YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.

Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.