Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa. LINK KHÓA HỌC: https://ykhoa247.com/gioi-thieu-khoa-hoc-lam-sang-noi-khoa/
YKHOA247.com – Cộng Đồng Y Khoa Việt Nam
Nhằm giúp các bạn sinh viên có thể học tập lâm sàng tốt hơn. Cộng Đồng Y Khoa sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi liên quan đến lâm sàng và thực tế nhé.
Các bạn có thể COMMENT những thắc mắc của mình ở khung bình luận facebook ở trên web, các bạn khác sẽ vào thảo luận và cùng trao đổi để giúp đỡ lẫn nhau.
CÂU TRẢ LỜI:
Erythropoietin (EPO) là một hormon có vai trò kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Nó chủ yếu được sản sinh ở thận. Một lượng nhỏ được tạo ra ở gan. Sự sản sinh hormon này chịu ảnh hưởng của nồng độ oxy trong máu. Cụ thể, khi nồng độ oxy trong máu đến thận giảm. Thận sẽ tiết ra EPO.
1. Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu. Vì hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy, nên khi bị thiếu máu, lượng oxy trong máu đến thận sẽ giảm. Điều này sẽ kích thích thận tiết ra EPO -> kích thích tủy xương tạo hồng cầu để bù cho lượng bị thiếu hụt.
2. Hạ oxy máu
Tình trạng này thường gặp trong các bệnh phổi, ví dụ như COPD – bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong bệnh lý này, bệnh nhân sẽ hít vào được ít oxy hơn bình thường -> hồng cầu gắn được ít oxy. Hệ quả là cũng làm giảm lượng oxy đến thận. Giống như trên, thận lại tăng sản sinh EPO và tủy xương lại tăng sản sinh hồng cầu. Trong trường hợp này, tăng số lượng hồng cầu không mang nhiều ý nghĩa vì bệnh nhân vẫn hô hấp kém hiệu quả. Tuy nhiên, thận vẫn tiết ra EPO vì đó là cơ chế sinh lý tự nhiên của cơ thể. Số lượng hồng cầu tăng lên dẫn đến tình trạng có tên là đa hồng cầu. Tuy nhiên, trên thực tế, vì bệnh nhân COPD được thở oxy nên không còn bị hạ oxy và đa hồng cầu nữa.
3. Giảm dòng máu đến thận
Tình trạng này gặp trong hẹp động mạch thận. Tuy nhiên cũng hiếm xảy ra.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.